18 Tháng 9 2024

Đền Đông: DI TÍCH CẦN ĐƯỢC NHANH CHÓNG PHỤC HỒI

Đền Đông (còn gọi là Đền Lê) thờ Thế Tổ Minh Khang Thái Vương Trịnh Kiểm, xây dựng thời Lê 1570 - 1575 trên làng Thuận An, xã Việt Thuận, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, đã bị phá dỡ năm 1963, hơn một năm sau thì chiến tranh phá hoại do Đế quốc Mỹ lan ra toàn Miền Bắc, nên không ai chú ý tới ngôi đền đó nữa. Hiên nay tâm nguyện to lớn của nhân dân và chính quyền địa phương là mong muốn phục hồi lại di tích Đền Đông. Xin kính gửi thông tin tới các Chi, Họ Trịnh trong cả nước, kêu gọi sự giúp đõ nhằm phục hồi di tích Đền Đông.

ĐỀN ĐÔNG ( 亭 东 )

當 境城喤明康 大王
ĐƯƠNG CẢNH THÀNH HOÀNG MINH KHANG THÁI VƯƠNG

 

ĐỀN ĐÔNG ( 亭东) thuộc làng Thuận An, tổng Đội Trạch, huyện Vũ Tiên, tỉnh Thái Bình, nay là thôn Thuận An , Xã Việt Thuận, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình . Địa danh nằm sát bên tả Sông Hồng , cách thành phố Thái Bình khoảng 9 km về phía Nam , qua bến phà Sa Cao sang Xuân Châu, huyện Xuân Thủy, đi một đoạn nữa là sang tới chùa Cổ Lễ Nam Định.

Đền Đông đã bị phá dỡ cách đây hơn 50 năm. Song trong hoài nhớ của người dân Thuận An thì không bao giờ quên được. Theo các cụ cao niên trong làng truyền lại rằng mặc dù trong làng Thuận An (tên cũ của thôn lúc bấy giờ) cả xã không có Họ Trịnh nhưng sau khi Thế Tổ Minh Khang Thái Vương Trịnh Kiểm mất để ghi nhớ công lao của Ngài từ năm 1570- 1575 niên hiệu chính trị thứ 13 vua Lê đã chỉ dụ cho dân làng lập đền thờ. Ngôi đền được xây dựng trên khu đất cao thế “TAM KỲ THỦY” tiền chữ Nhất, hậu chữ Đinh (丁) quay hướng Đông Nam nên có tên là Đền Đông, (Đền còn có tên khác là Đền Lê) trên khuôn viên khoảng 800 m2 Có đủ Tứ Linh: Long, Ly, Quy, Phượng .

Cũng như bao làng quê khác ở vùng châu thổ Sông Hồng ,Thuận An là một là một xã trù phú, con cháu học hành đỗ đạt, mùng một ngày rằm, mỗi tháng đôi tuần dân làng và khách thập phương thành tâm lên thắp nhang tại Đền, ngày tết cả làng lên Đền xin chân nhang về dâng lên bát hương tổ tiên để mong ngài phù hộ sang năm mới con cháu được phát tài phát lộc , ngày giỗ 18 thang 2 ( âm lich) thì ngày 15 thang 2 cả làng tổ chức cúng rước linh đình đông vui như hội. Trải qua hơn 300 năm thờ cúng, để ghi nhận công lao của dân làng từ năm 1880 nhà Vua đã có rât nhiều sắc phong ban thưởng, trong đó có sắc phong ban cho Ngài là ĐƯƠNG CẢNH THÀNH HOÀNG MINH KHANG THÁI VƯƠNG chỉ dụ cho dân làng duy trì lễ nghi tôn nghiêm để xứng đáng với công lao của thần đã tạo nên cuộc sống an lành tươi vui hạnh phúc cho dân chúng.

Năm 1954 miền Bắc được hòa bình, với chính sách bài trừ mê tín dị đoan, một số công trình như đình chùa bị phá dờ, Đền Đông được sử dụng làm lớp học bình dân học vụ, cho đến năm 1963 chính quyền địa phương đã quyết định cho dỡ bỏ ngôi đền, lấy gỗ đóng bàn Hội trường Đình Thuận An, lấy gạch xây trạm xá . Một số đỗ thờ cúng được chuyển về chùa Quốc Tự. Các văn bia bị dỡ bỏ, đất đền bỏ hoang.

Đền Đông bị dỡ thì một hơn năm sau, chiến tranh phá hoại của Đế Quốc Mỹ leo thang ra Miền Bắc, lớp lớp thanh niên trai tráng trong làng nô lức lên đường tòng quân cứu nước. chỉ còn phụ nữ , người già, trẻ em ở lại hậu phương thực hiện “ Bài ca năm tấn “ dưới mưa bom, bão đạn của giặc Mỹ. Cả thôn gồng mình lên với mục tiêu “ Tất cả cho tiền tuyến, thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người ” người dân Thuận An không còn có thời gian nghĩ tới ngôi Đền đó nữa.

Năm 1975, chiến tranh kết thúc, giang sơn đất nước thu về một mối, cả nước vui mừng chiến thắng trong nỗi đau thương mất mát 28 chàng trai, tuổi đôi mươi của Thuận An đã hy sinh vì sự nghiệp chống Mỹ cứu nước yên nghỉ dưới lòng đât Mẹ, có người đến hôm nay vẫn chưa biết ở đâu. Song vì thế hệ tương lai của con cháu gạt nỗi đâu sang một bên, Thuận An đã cùng các thôn, làng trong xã tiến hành phát triển kinh tê theo mô hình xây dựng nông thôn mới. Con đường nhỏ liên xã nối ra đường 223 đi sát phía Nam đất Đền Đông nay đã nâng cấp bằng con đường lớn trải bê tông thẳng tắp. Đất Đền Đông, mảnh đất đắc địa ở mặt đường chiều dài có đến 40 m bỏ hoang đã nhiều năm nay phải đưa vào sử dụng , con đường đi vào xóm 3 trước đi vòng phía trước cửa Đền nay được nắn thẳng cắt đôi đất Đền Đông, nửa đất phía trước chuyển đổi cho một gia đình đào ao thả cá, nửa đất phía sau giao cho hai hộ gia đình để xây dựng nhà ở.

Công cuộc đổi mới theo chủ trương của Đảng và Chính phủ xây dựng nông thôn mới đã làm cho bộ mặt xã Việt Thuận nói riêng và các xã trong tỉnh Thái Bình nói chung thay đổi từng ngày. Với mục tiêu : ĐIỆN, ĐƯỜNG, TRƯỜNG, TRAM, NƯỚC SẠCH, sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi được đưa giống và công nghệ mới, thu nhập bình quân đầu người tăng lên, dời sống của nhân dân được tăng lên rõ rệt.

Nhưng điều đó không làm cho thuận An hạnh phúc, tươi vui lên được. Trong khi các thôn làng khác trong xã như Thái Hạc, Việt Tiến , Trung Hòa nhà nhà khang trang giàu có, thì Thuận An lại nghèo đi, cái nghèo ở đây không phải là kinh tế mà nghèo về dân số, bởi nỗi bất hạnh đã luôn luôn rình rập tới từng gia đình riêng xóm 3, nơi có Đền Đông, đếm từ đầu xóm đến cuối xóm không có mấy gia đình được trọn vẹn, cái chết đến với các gia đình một cách bất thường, đa số là chết trẻ, chết do tai nạn lao động, chết đột tử, bệnh tật vv … con gái đến tuổi không lấy được chồng. Từ đó dân làng lần lượt bỏ nhà, bỏ làng ra đi. Xom 3 trước đây có hơn 50 hộ gia đình, hiện nay chỉ còn có 6 hộ trụ lại, phần lớn là người già, xóm không có trẻ con, Cái khổ tâm nhất của người dân là mỗi khi ra tới đầu đường, trái tim như thắt lại khi nhìn thấy đất của Đền Đông, mảnh đất còn đó cỏ mọc um tùm, mảnh đất tưởng chừng mang lại hạnh phúc cho 3 hộ gia đình, nhưng lại mang lại nỗi bất hạnh cho cả gia đình họ, họ nhận đất mà không một người nào kịp làm nhà thì đã từ biệt cõi trần trong khi tuổi đời còn rất trẻ, hộ đào được cái ao hai vợ chồng dã mất, con bỏ nhà đi nơi khác phải giao lại cho người em, ao rộng tới gần 400m2 nuôi cá, cá cũng chẳng lớn lên để mà thu hoạch đươc.

Tại sao cái bất hạnh cứ dai dẳng hành hạ người dân Thuận An để dân làng bỏ làng, bỏ nhà ra đi nhiều đến như vậy? Đến nay chẳng ai giải thich nổi. Trong làng giờ toàn người già, mà người già thì hay nghĩ tới qua khứ, các cụ nghĩ tới Đền Đông, ngôi Đền đã bao đời gắn bó tới dân làng, với tuổi thơ của các cụ, ngôi Đền trước đây rât thiêng. Chính vì vậy các cụ muốn phục hồi xây lại di tích Đền Đông, Thể theo nguyện vọng đó một số hộ được chia đất trước kia nay đã qua cố nhưng con cháu họ đã tự nguyển cúng tiến trả lại đất Đền, nhưng ngặt một nỗi cả xóm 3 chỉ còn có 6 hộ, các xóm 1, 2 , 4 thì lại quá nghèo lấy đâu ra kinh phí để xây dựng Đền?

Kỷ niệm 447 năm ngày mất của Thế Tổ Minh Khang Thái Vương Trịnh Kiểm 18 tháng 2 Đinh Dậu, (2017) dân làng tổ chức giỗ Ngài. Là người con của Họ Trịnh chúng tôi rất vinh hạnh được tới dự buổi giỗ đó, chúng tôi thực sự xúc động khi nghe tâm nguyện của dân làng, đại diện cho thôn Thuận An với câu nói nói “Thế Tổ Minh Khang Thái Vương Trịnh Kiểm là chúa của Họ Trịnh, nhưng là Thần của làng chúng tôi ”. Ý kiến của đại điện chính quyền địa phương ủng hộ việc phục hồi di tích Đền Đông. Chúng tôi lại càng xúc động hơn khi được chiêm ngưỡng những di vật của Đền Đông trải qua hơn 400 năm thăng trầm của lịch sử, qua chiến tranh loạn lạc nhưng dân làng vẫn bảo tồn một số còn nguyên vẹn. Trong những di vật đó có 10 sắc phong của Vua ban từ năm 1880 đên năm 1924, trong đó có 2 sắc phong của Đền Đông , đôi Hạc thờ, chiếc Long Đỉnh cao tới gần 3m , 2 bộ bát biểu và đặc biệt là chiếc Long Ngai sơn son thiếp kỳ có thẻ bài khắc dòng chữ Hán : 當境城喤明康大王 ( ĐƯƠNG CẢNH THÀNH HOÀNG MINH KHANG THÁI VƯƠNG) . Tôi tin rằng trên Đất Việt ta khó một nơi nào còn giữ được những di vật đó.

Được phát biểu tôi thay mặt bà con Họ Trịnh xin chân thành cám ơn Chính quyễn xã Việt Thuận và nhân dân thôn Thuận An đã có công giữ gìn những di sản vô giá đó. Tôi xin hứa với chính quyền Địa phương xã Việt Thuận, bà con trong thôn Thuận An chúng tôi sẽ cố gắng hết sức mình cùng nhân dân phục hồi và xây dựng lại di tich Đền Đông . Hiện nay chúng tôi đang cùng đại diện của thôn Thuận An tiến hành thủ tục pháp lý để phục hồi xây dựng Nhiều doanh nghiệp trong Tỉnh Thái Bình, các cá nhân trong và ngoài Họ Trịnh sẵn sàng tài trợ về kinh phí . Chúng tôi mong muốn Hội Đồng Họ Trịnh Việt Nam, Hội đồng Họ Trịnh các Tỉnh và bà con trong nước giúp đỡ chúng tôi bằng tiền của công sức xây để có kinh phí xây dựng, thực hiện tâm nguyện của Bà con và mang lại cuộc sống an bình cho nhân dân Thuận An.

Trịnh Thanh Quế 

Trịnh Quốc Tài


Để lại một bình luận

Gõ tiếng Việt có dấu khi tham gia bình luận. Bình luận của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng!

Hỗ trợ trực tuyến

Mr.Trịnh Đức

ĐT: 090.7707671

Skype Me™!

Mr.Trịnh Tứ

ĐT: 090.8340877

Skype Me™!

You need Flash player 6+ and JavaScript enabled to view this video.

Bình chọn trực tuyến

Bạn biết đến website hotrinhphia.com qua?

Hội thảo - 0%
Bạn bè - 25%
Truyền hình - 25%
Internet - 37.5%
Các nguồn khác - 12.5%

Tổng số phiếu: 8
The voting for this poll has ended on: Tháng 7 21, 2013