25 Tháng 4 2024

KẾT NỐI GIA PHẢ HỌ TRỊNH

MỘT SỐ THÔNG TIN KẾT NỐI GIA PHẢ, TÌM CỘI NGUỒN

Trịnh Xuân Hiệu tập hợp

 1.     Chi họ Trịnh thôn Vô Hoạn, xã Nam Mỹ, Nam Trực , Nam Định

 

Để chắp nối được các thông tin liên quan tới một quyển Gia phả viết từthời Nguyễn, khoảng chục trang bằng chữ nho. Cụ thuỷ Tổ là Trịnh Phúc Thiện. và ngôi mộ của cụ toạ lạc ở Vô Hoạn và đoạn trước cụ như thếnào…


Chị Họ nơi đây có quan hệ gì với các chi họ trịnh trong vùng. Vân vân và vân vân..Những câu hỏi được đặt ra từ nhiều năm nay. Và như một sự trùng lặp, của lợi thế thông tin, xu hướng của xã hội hiện tại là mong muốn tìm hiểu cặn kẽ về cội nguồn, gốc tích.

Được sự giúp đỡ tận tình của các ông: Trịnh Bá Bân ( hiện ở 82 phố Mới- Ga, phường Trường Thi, tp Nam Định, điện thoại 0988.108.045) và ông Trịnh Văn Thành ( hiện ở xã Bách Thuận, Vũ Thư, Thái Bình, điện thoại : 01272.559.193) cùng 4 ông ở Vô Hoạn, Nam Mỹ là : ông Trịnh Duy Chức, hậu duệ thứ 11, Trưởng họ( điện thoại 0912.945.253) ; ông Trịnh Tuyến là Tiên chỉ của họ, hậu duệ đời thứ 9; ông Trịnh Hiếu, hậu duệ thứ 10 và ông Nguyễn Văn Đĩnh, hậu duệ thứ 9 ( điện thoại : 0914.281.369 ) đã về xã Xuân Tân, huyện Xuân Trường, Nam Định tìm hiểu tin tức…

Đoàn đã tới 3 nhà thờ họ Trịnh trong khu vực Xuân Tân, gặp gỡ các ông, bà cao niên trong họ Trịnh và…kết hợp với Gia phả hiện còn, những thông tin lưu truyền trong con cháu, xác minh thân nhân theo các chuẩn mực phổ thông liên quan tới cụ Thuỷ tổ Trịnh Phúc Thiện ở Vô Hoạn thì thấy: Họ tên: Trịnh Phúc Thiện là như nhau; Giới tính: như nhau; Năm sinh : cũng khoảng năm 1662 , như nhau, đều cách đây khoảng trên 300 năm; Sinh quán : cùng trấn Lĩnh Sơn Nam; Ngày giỗ; ở Xuân Tân có thờ cụ Thiện nhưng không nhớ ngày giỗ. Như vậy, có thể cụ không sống ở Xuân Tân mà lập nghiệp ở nơi khác mà hiện ở Vô Hoạn có mộ cụ.; Các dòng họ Trịnh ở Xuân Tân cũng thờ và giỗ 2 bà Tổ cô là Trịnh Thị Xuân Hoa và bà Trịnh Thị Ngọc Hoa. Trong Gia phả của họ Trịnh Vô Hoạn có ghi rõ ngày giỗ của 2 bà.

Và trên cơ sở 2 cuốn gia phả hiện đang được lưu truyền ở họ Trịnh Bách Thuận, Vũ Thư, Xuân Trường, Nam Trực, ghi từ năm 1376 và bản của họ Trịnh Vô Hoạn, cùng những tin lưu truyền trong 2 nơi có chú ý tới các yếu tố: Địa lý khu vực quanh vùng: Xuân Trường, Nam Trực, Vũ Thư; yếu tố lịch sử của thế kỷ 14-17, các tập quán xã hội. các thành viên di tìm hiểu khống có gì phản biện về sự khác biệt.

Một vấn đề để thêm hy vọng là các nhà tâm linh, ngoại cảm cho biết là cuốn Gia phả gốc của Vô Hoạn không bị mất, mà hiện còn lưu lạc đau đó trong các gia đình của họ Trịnh Vô Hoạn.. Nếu vậy, âu cũng là một tin tốt lành cho chi họ nơi đây.

Gia phả của chi họ hiện ghi được 12 đời, và nối tiếp với cuốn Đại phả có cụ Thuỷ tổ là Trịnh Công Thành ( 1376- 1437) đến đời thứ 9, năm 1662 thì cụ Trịnh Phúc Thiện ( 1 ) về sống ở Vô Hoạn, cụ sinh cụ Trịnh phúc Tâm ( 2 ) > Trịnh Phúc Đăng ( 3 )> Trịnh Phúc Châu ( 4 ).
Và Cụ Châu sinh 3 người con trai

….Dòng trưởng có khoảng 190 khẩu, trưởng họ là ông Trịnh Duy Chức hiện sống ở Vô Hoạn.
Dòng thứ 2, cụ Trịnh Phúc Kiên về cư trú ở xã Quần Phương, Hải Hậu, dòng này có khoảng 100 khẩu.
Dòng 3, cụ Trịnh Đình Lệ( 10 )> Trịnh Đình Côi…. Vào Ý Yên, Nam Định và từ đây, chi thứ 3 đổi sang họ Nguyễn? Cụ Côi ( 5) > Nguyễn Đình Chiến ( 6 )> Nguyễn Văn Đán ( 7 ) > Nguyễn Văn Phán ( 8 ) > Nguyễn Văn Đĩnh ( 9 ) > cho đến nay, dòng này hiện có gần 90 khẩu.

Theo gia phả, các nghề của họ Trịnh nguồn từ cụ Trịnh Phúc Thiện có nhiều nét khác biệt là : Nghề thuốc, dạy học, chơi cây cảnh, mộc và đặc biệt là nghề đúc đồng( làm tượng, chuông ) khá nổi tiếng. Hiện ông trưởng họ Trịnh Duy Chức đã khôi phục được nghề đúc đồng của cha ông, hàng năm xưởng đúc đã sử dụng trên 30 tấn đồng nguyên liệu, thu hút nhiều lao động của họ và địa phương.

Làng Vô Hoạn, Nam Mỹ, Nam Trực cách cầu Đò Quan chừng 4 km, nằm cạnh sông Hồng là một mảnh đất phù sa mầu mỡ, người họ Trịnh nơi đây sống hoà thuận, tình nghĩa. Người ở lại quê, đa phần vẫn giữ gìn những nghề truyền thống: trồng lúa, làm cây cảnh, cây hoa…

Việc kết nối thành công trong một dòng họ có thể là lớn nhất trong Đại tộc Trịnh được biết, cho thấy số lượng con cháu từ năm 1376 đến nay lên trên 7000 đinh. Lan toả tới 3 tỉnh: Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định. Các chi họ ở đây có một hệ thống nhà thờ khá hoàn chỉnh, mộ các cụ được xây cất vững chắc, bề thế, ngày giỗ các cụ thuỷ tổ được đông đảo các chi nhánh về tham dự rất đông đảo. Những việc đã làm được là thành quả của công sức, tâm huyết và quyết tâm của bao người trong họ /.




Nhà thờ họ




Con cháu về dự Giỗ bà tổ cô Trịnh thị ngọc Hoa năm 2013





Các thành viên cao niên đối chiếu, phân tích Gia phả




Xưởng đúc đồng của ông trưởng họ Trịnh Duy Chức nằm cạnh đường 21B


Văn Đĩnh- Tuấn Anh

 2.     Chi họ Trịnh thôn YÊN LỘ- YÊN NGHĨA- HÀ ĐÔNG

 

Một chi họ không lớn, nhưng những gì mà chi họ Trịnh thôn Yên Lộ, phường Yên Nghĩa Hà Đông, Hà Nội đã làm được thật đáng trân trọng. Nơi đây đãđược nhiều bác cao niên trong Trịnh tộc Việt Nam về thăm và tìm hiểu công việc hoạt động dòng họ.



Thôn Yên Lộ cách Ba La- Bông Đỏ chừng 2 km, nằm ven sông Hát Giang lịch sử( nay là sông Đáy). Từ xa xưa, có bốn họ: Nguyễn, Đỗ, Trịnh Lưu về đây, thấy mảnh đất trù phú, tốt tươi đã cùng nhau xây dựng lên làng Yên Lộ. Một làng tiêu biểu của đồng bằng Bắc bộ: có chùa, đình khang trang, bề thế, có giếng nước, ao làng, bờ tre…Hiện con cháu trong họ, người ở lại quê, người đi xa quê làm ăn nhưng Gia phong, tập tục của Dòng họ vẫn được giữ gìn. Hàng năm ngày tết, ngày giỗ vẫn đầy đủ, chu đáo. Con cháu từ khắp nơi đều nhớ ngày giỗ về thắp hương, nhớ đến tổ tiên…

Nhớ lại kỷ niệm những năm bác Trịnh Doanh còn sống, bác khi đó là Chủ tịch hội đồng họ Trịnh (tỉnh Hà Tây cũ ), người đã có nhiều công xây dựng phòng trào của dòng họ của Hà Tây(cũ) và của họ Trịnh Việt Nam. Dấu ấn của bác về việc làm các pho tượng hiện nay đang ngự trong Phủ Chúa, Thanh Hoá và ý tưởng xây dựng Lăng mộ chúa Trịnh Tùng đã có từ những năm 1995-1998 vẫn còn vẹn nguyên.

Năm 2010, ông Trịnh Quang Vinh, người trong họ đã hoàn thành cuốn gia phả rất công phu, đã chứng minh, chi họ được kết nối với Gia phả dòng Chúa từ đời thứ 11. Một người chắt của Trịnh Vịnh,( con trưởng của chúa Trịnh Căn (1682-1709 ) là Trịnh Đạo Chính đã về đây sinh sống và để lại một chi họ Trịnh có hơn 150 đinh. Thời gian cụ về Yên Lộ khoảng sau năm 1700. Như vậy chi họ có ở đây đã được 300 năm.

Với những thăng trầm của đất nước. Những năm 1930, gia đình cụ Trịnh Bá Bổng là nơi đi về của các chiến sỹ cách mạng: Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Trần Đăng Ninh, Hoàng Văn Thụ, Nguễn Lương Bằng…

Người họ Trịnh thôn Yên rất tự hào về các nghề truyền thống: nghề thuốc, nghề dạy học mà tiếng thơm Trịnh Bá Vĩ vẫn còn đến ngày nay. Quĩ khuyến học của chi họ thường xuyên có số dư khoảng 30 triệu đồng để khen thưởng các gia đình, các cháu có nhiều thành tích trong học tập. Ngày nay, trong cơn lốc của thị trường, bất động sản…người họ Trịnh ở đây ít bị sa sẩy, âu cũng là một ân huệ, phúc đức của tổ tiên.

Hai năm liền 2011-2012, chi họ đã xây dựng được 2 ngôi mộ Tổ là cụ Trịnh Đạo Chính và cụ Trịnh Phúc Thuận kiên cố, vững chắc đẹp đẽ trên nền đất cũ với giá trị gần 600 triệu đồng. Việc làm trên đã củng cố thêm sự đoàn kết, găn bó các thành viên trong họ, lôi cuốn các con dâu, rể, con gái họ tham gia. Không thể không nói tới sự quyết tâm, nhiệt tình của các ông: Nam, Vựng, Tuấn, Uy, Anh, Quang, Cầm…

Địa chỉ chi họ Trịnh Yên Lộ- Yên Nghĩa sẽ luôn là nơi các chi họ khác thăm và tìm hiểu /.







Gia phả chi họ




Phần mộ cụ Trịnh Phúc Thuận

 

 


Phần mộ cụ Trịnh Đạo Chính toạ lạc trên mảnh đất 500 m2



Anh Tuấn


 3.      Mong được kết nối cội nguồn gia phả

 

Ông Trịnh Như Thiết cho biết: Bố ông là Trịnh Đình Ba, 86 tuổi. Quê ởthôn Tam Tương, xã Hồng Thái, huyện Ninh Giang, Hải Dương. Hiện làng Tam Tương đa số là người mang họ Trịnh. Theo các cụ cao niên truyền lại thì cách đây khoảng trên 200 năm ( khoảng 8-9 đời)


Có 3 anh em là người họ Trịnh từ Thanh Hoá ra lập nghiệp ở Tam Tương. Họ Trịnh được chia làm 3 nhánh: Trịnh Đình ( cả); Trịnh Văn ( hai ) và Trịnh Viết ( út ).Đặc trưng của người họ Trịnh ở đây là giọng nói nặng, không ngọng, cần cù siêng năng, tính vượt khó cao trong cuộc sống.

Họ Trịnh thôn Tam Tương rất mong muốn được biết thêm về thông tin để tìm được Gia phả, cội nguồn.

Địa chỉ liên lạc: Trịnh Như Thiết, 18 Mai Hắc Đế, p. Bình Hàn, tp Hải Dương, điện thoại : 0913.350.232. Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.


4.      MONG ĐƯỢC KẾT NỐI GIA PHẢ, NGUỒN GỐC

 

Bạn Trịnh Ngọc Dương ở Hoài Ân, Bình Định cho Trinhtoc.com biết: Chi họTrịnh ở đây đang chuẩn bị xây mộ Tổ của chi họ là cụ Trịnh Văn ( Cao). Theo các cụ cao niên trong họ thì Cụ Tổ từ Thanh Hoá vào Bình Định khoảng thế kỷ 18.


Tài liệu để lại chủ yếu truyền miệng, không rõ năm mất và cụ thể từ đâu vào. và vào Tổng Kim Sơn, huyện Hoài Ân, Bình Định sống cho đến nay. Chi họ ở đây rất mong được phản hồi, kết nối với quê gốc Thanh Hoá.

Chi họ Trịnh ở làng Hà Đông, tổng Kim Sơn, nay là xã Ân Hữu, huyện Hoài An tỉnh Bình Định. Điện thoại của Trịnh Ngọc Dương: 0913.344.409. Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

 

5.      Kết nối họ Trịnh Việt Nam

 

Tôi tên Đĩnh- họ Trịnh- hậu duệ thứ 9- cành cụ tổ Trịnh Phúc Thiện, sinh quán Ý Yên- Nam Định, 55 tuổi là sĩ quan quân đội nghỉ hưu tại Hải Phòng. Xin được mạo muội trình bày với quý vị về việc muốn tìm nguồn cội cành nhánh họ tộc Trịnh Phúc của tôi.


Ngày trước tôi cũng được bố mẹ và các bậc trên truyền dạy nhiều điều nhưng vì còn nhỏ tôi chưa đủ khôn nên không khai tri và nhập tâm được nhiều, nay chỗ nhớ chỗ quên thật là đắc tội với tiền nhân.

Kính thưa!

Tại quê Nam Trực- Nam Định họ hàng tôi còn lưu giữ được một cuốn gia phả họ Trịnh, cụ tổ là Trịnh Phúc Thiện, tôi được biết đây là bản gia phả thứ hai của dòng họ, còn bản số một- cựu phả (mới mất- trong lúc sửa chữa nơi thờ tự) được trưởng họ kể lại bản đó rất dày, ước dày gần một gang tay, rất cũ nhưng chữ đẹp và còn rõ nét, người biết chữ hán sẽ đọc được hết sẽ biết nhiều hơn về nguồn cội của mình. Được tin người đang cất giữ bản số một- gia phả họ Trịnh đó cũng là anh em con cháu họ Trịnh. Trong lúc chờ đợi tìm kiếm

Thiết tha kính mong các cụ, các ông các bà, các cô bác, các anh em nội tộc họ Trịnh có thông tin về bản gia phả đó kính xin giúp đỡ chúng tôi thông tin tìm kiếm. Tôi cũng xin gửi tới quý vị một số trang của bản số hai- tộc phả họ Trịnh Phúc ở Nam Định.

Cầu mong: 1- Có thể tìm được cội nguồn về trước nữa để kết nối gia phả, cành phả, tộc phả họ Trịnh Việt Nam
2- Có cơ sở đối chiếu nhận ra bản số môt (đã mất) bởi các cụ biên soạn bản số hai, để có hệ thống đã chép lại một số trang của bản một.

Kính xin cảm ơn và kính thư!

Trịnh (Nguyễn) Văn Đĩnh- đt 0914281369- Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

 

 

 

 

6.     Tìm họ Trịnh ở Thanh Trì - Hà Nội

 

Theo gia phả của chi họ Trịnh dòng Trịnh Khắc Phục, Đông Sơn, Thanh Hoá có viết: ở xã Phi Quan, huyện Thanh Đàm ( Thanh Trì ngày nay ), Thăng Long có một dòng họ Trịnh. Dòng này có bà Trịnh Thị Loan, là vợ Cẩm Giang Vương, sinh ra vua Lê Chiêu Tông và Cung Hoàng...



Khi nhà Mạc ở Thăng Long ( 1527-1593 ) có những biến cố...Không biết dòng họ Trịnh này có còn ở đây hay đã ly tán đi nơi khác?. Qua các tư liệu cha ông để lại trong gia phả của dòng Trịnh Khắc Phục và Trinhtoc.com, chúng tôi rất muốn các tin tức của nhánh chi họ ở Thanh Trì trên. Ai biết được manh mối tin tức của anh em nhánh họ này.

Xin liên lạc giùm theo địa chỉ sau : Trịnh Duy Tuân; Điện thoại: 0972.522.145; Mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. ;

Đ/c nơi cư trú: Đội 6 thôn Ngọc Lậu, xã Đông Thịnh, huyện Đông Sơn, Thanh Hoá.

Xin cảm ơn Trinhtoc,com và bà con thân tộc.

 

7.     Tìm về cội nguồn của một chi họ Lê gốc TRỊNH

 

May mắn đầu xuân 2007, có dịp về thắp nén nhang nơi nhà thờ tổ, tôi được Tộc trưởng Lê Thu cho xem một bản copi Gia phả chữ Hán, gọi rút gọn là “Gia phả Vũ Quang”. Và sau đó, ông Lê Khuyến đã tự chép một bản chữ Hán ba đạo sắc vua ban, và bác Liên, vợ Tộc trưởng đã gửi cho tôi



Kính thưa Tộc trưởng cùng dòng tộc Trịnh Khắc Phục ở Vũ Quang, Hà Tĩnh và Đông Minh, Đông Sơn, Thanh Hóa


Chừng năm mười một, mười hai tuổi, những khi thân phụ của tôi là ông Lê Nguyện, hầu chuyện cố tộc trưởng: Lê Thân và cụ Lê Kim, tôi có trộm nghe chuyện người lớn, rằng chúng ta là con cháu họ Trịnh, rằng có việc “ Phù Lê, diệt Trịnh”, rằng các bác đồng tộc Trịnh xứ Thanh đã từng vào để kết nối gia phả…Chỉ có điều, tôi không biết được các bác đã kết nối từ năm nào? Chúng ta là người họ Trịnh thuộc dòng dõi vị Tổ nào? Và từ bao giờ chúng tôi mang họ Lê? Và vì sao không trở về họ Trịnh?...


Mười bốn tuổi, tôi xa nhà, xa quê đi học, từ Hà Tĩnh, ra Nghệ An rồi Hà Nội… lại vào công tác tận Tây Nguyên. Những câu hỏi ấy vẫn chỉ là những câu hỏi…


May mắn đầu xuân 2007, có dịp về thắp nén nhang nơi nhà thờ tổ, tôi được Tộc trưởng Lê Thu cho xem một bản copi Gia phả chữ Hán, gọi rút gọn là “Gia phả Vũ Quang”. Và sau đó, ông Lê Khuyến đã tự chép một bản chữ Hán ba đạo sắc vua ban, và bác Liên, vợ Tộc trưởng đã gửi cho tôi. Nhờ sự trợ giúp của đồng nghiệp Nguyễn Thanh Hoài, đối chiếu với sử sách, bước đầu tôi đã tìm được một phần câu trả lời.


Được sự ủy quyền của Tộc trưởng, tôi sơ bộ dự thảo Hồ sơ Di tích và tờ trình để dòng họ và địa phương đề nghị công nhận Nhà thờ Lê Khắc Phục ở Vũ Quang, Hà Tĩnh là Di tích Lịch sử- Văn hóa. Những việc quan trọng khác trong công tác chuẩn bị, trình duyệt Hồ sơ, tổ chức Đại lễ v. v..là sự cộng đồng trách nhiệm của Tộc trưởng và cả dòng họ, của chính quyền và ngành Văn hóa xã Đức Hương, của huyện Vũ Quang, của tỉnh Hà Tĩnh.


Ngày 31/1/2008, chủ tịch UBND tỉnh hà Tĩnh đã ký QĐ số 360.QĐ-UBND công nhận Di tích này. Tôi không có mặt để tham dự Lễ đón nhận Bằng công nhận Di tích như được ủy quyền của Tộc trưởng Lê Thu, tôi kính cẩn sơ thảo Diễn văn…Thay mặt ban tổ chức, ông chủ tịch UBND xã Đức Hương đã tuyên đọc trong dịp lễ ngày 14/4/2008.


Tiếp tục hành trình về Cội nguồn, tôi tìm được nhiều tài liệu trên Internet giớ thiệu về Thủy Chú xã, Lôi Dương huyện, Thiệu Thiên phủ… những tên cũ ngày xưa. Năm 2011, tôi gửi Email cho Hội đồng Trịnh tộc Việt Nam, Ông Trịnh Tuấn Dũng( Hà Nội) đã thư từ qua lại, động viên, mách bảo tôi liên lạc với hội đồng họ Trịnh hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh hoặc hội đồng họ Trịnh phía Nam…


Qua Website Trinhtoc.com, tôi cũng được đọc những dòng viết về Họ Trịnh ở làng Vân Đô, xã Đông Minh, huyện Đông Sơn có nêu tên cụ Tổ Trịnh Khắc Phục, còn ghi cả số điện thoại của Tộc trưởng Trịnh Duy Viện và thầy giáo Trịnh Duy Tuân ( 0988.345.361) ở trường Đông Minh để mọi người tiện liên hệ…


Do chưa thu xếp về Đông Minh được, tôi ủy quyền và giới thiệu cô Nguyễn Thị Thu ( học vien Cao học) và thầy giáo Lê Hoàng Phương về Vân Đô tìm tài liệu giúp. Thật may mắn, Tộc trưởng Trịnh Duy Viện và Đại tá về hưu Trịnh Minh Đỡ đã tiếp và giúp đỡ hai người. Tộc trưởng đã cho phép chụp ảnh Đền thờ Trịnh Khắc Phục, một số hình ảnh về bản Tộc phả chữ Hán và bản phiên dịch.


Bác Trịnh Minh Đỡ đã tin cậy cho mượn tập tài liệu” Tộc phả dòng họ Trịnh Khắc Phục Vân Đô- Đông Minh- Đông Sơn- Thanh Hóa” do Trịnh Duy Dấu biên soạn năm 2003 tại Hà Nội, tôi xin phép gọi đó là “ Tộc phả Đông Minh”. Xin chân thành cảm ơn niềm tin cậy mà ông trao cho thầy trò chúng tôi.


Cho dù có một số chi tiết chưa hoàn toàn ăn khớp, cần khảo cứu, đối chứng thêm, nhưng tất cả các dòng sông đều chảy về Biển lớn”. cả hai tài liệu quí đều xuất phát từ hai quê cho thấy dòng họ Trịnh đang mang họ Lê ở Vũ Quang, Hà Tĩnh và dòng họ Trịnh ở Đông Minh, Đông Sơn, Thanh Hóa là anh em một nhà, đều là con cháu của Đệ nhất công thần Trịnh Khắc Phục.




Hướng về cội nguồn và hướng tới kỷ niệm ngày mất của cụ cao tổ: Trịnh Khắc Phục ( 26.7.1451) tôi có biên soạn tập Tài liệu : KẾT NỐI DÒNG TỘC.


Tập tài liệu gồm có 4 phần:
Phần 1: Tộc phả Đông Minh.
Phần 2. Gia phả Vũ Quang
Phần 3. Sắc chỉ, sác phong, có bản dịch phiên âm và dịch nghĩa. Các tài liệu hiện được lưu 03 bản ở nhà thờ Vũ Quang.
Phần 4. Tờ trình Di tích và Diễn văn đón Bằng công nhận Di tích.


Xin gửi một món quà tinh thần này trực tiếp tới 2 vị trưởng Tộc ở 2 quê: Đông Minh và Vũ Quang để các ngành cùng biết nhau, biết chúng ta chung nguồn cội, đều là Hậu duệ của khai quốc Công thần Trịnh Khắc Phục.
Chân thành cám ơn bà con dòng tộc đã và sẽ giúp đỡ chúng tôi tham khảo các loại tư liệu để tiếp tục sáng tỏ thêm về công lao to lớn và sự nghiệp vẻ vang của ngài Trịnh Khắc Phục ( mang Quốc tính Lê Khắc Phục) trong Lịch sử Đai tộc Trịnh cũng như trong lịch sử Việt Nam.


Đặc biệt cám ơn ông Lê Thu ( 01695.767.816), ông Trịnh Duy Viện ( 037.691.820 ), ông Trịnh Minh Đỡ ( 0975.143.932 ), ông Trịnh Duy Dấu ( Hà Nội ), ông Trịnh Tuấn Dũng ( 0912.968.957; Trinhtoc.com ), giảng viên Nguyễn Thanh Hoài, Giáo viên Lê Hoàng Phương, cô Nguyễn Thị Thu ( Đà Lạt )… Đã giúp chúng tôi có tài liệu tham khảo trong hành trình tìm về cội nguồn, kết nối anh em /.

Đà Lạt, ngày 15/8/2012


Lê Hồng Phong, Trường Đại học Đà Lạt.
0903.009.219
Mail:
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

 

 

8.     Một chi họ Trịnh ở Quỳnh Lưu mong tìm nguồn gốc

 

Trinhtoc.com nhận được thư của ông Trịnh Ngọc Năng, quê xóm 3, Quỳnh Hưng, Quỳnh Lưu, Nghệ An. Nội dung thư như sau: Tôi là Trịnh Ngọc Năng, sinh năm 1958, là giáo viên, quê xóm 3, Quỳnh Hưng, Quỳnh Lưu, Nghệ An

Trinhtoc.com nhận được thư của ông Trịnh Ngọc Năng, quê xóm 3, Quỳnh Hưng, Quỳnh Lưu, Nghệ An. Nội dung thư như sau:
Tôi là Trịnh Ngọc Năng, sinh năm 1958, là giáo viên, quê xóm 3, Quỳnh Hưng, Quỳnh Lưu, Nghệ An. Là Trưởng chi họ Trịnh ở đây. Các tài liệu về gia phả còn lại có ghi cụ tổ cao nhất là : Cao tổ khảo tiền trung thọ lão pháp sư Trịnh trưởng công tự kính thống thị viết linh thịnh. Gia phả viết đến nay được 7 đời. Được biết, cụ tổ vào Quỳnh Lưu do lánh nạn sau khi nhà Trịnh mất.
Niềm canh cánh bấy lâu nay, mong Hội đồng họ Trịnh Việt Nam và mọi người quan tâm giúp tìm cội nguồn của chi họ.


Vấn đề ông Năng quan tâm, Trinhtoc.com trả lời như sau: Là một trưởng chi họ quan tâm đến nguồn gốc của mình là một vấn đề mà nhiều chi họ đang làm và đã có nhiều chi họ thành công đến bất ngờ như một đại chi họ Trịnh nối được gia phả liên tục hơn 600 năm là chi họ Trịnh có nguồn gốc ở Bách Thuận, Vũ Thư, Thái Bình, cho họ này lan tỏa 5 huyện, 3 tỉnh; Chi họ Trịnh ở Đa Sỹ, quận Hà Đông Hà Nội đã nối thành công với quê tổ Thọ Vực, xã Vĩnh Ninh, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Gia phả được ghi nhận khoảng gần 300 năm.
Các thông tin mà ông cho biết thì gia phả được ghi được gần 200 năm ( Mỗi đời khoảng 25 năm). Ông cần cho biết thêm thông tin về nhà thờ của chi họ; mộ chí các cụ tổ, số nhân khẩu trong chị họ và một số đặc điểm nổi bật khác; điện thoại của ông khi cần liên lạc...


Ông có thể liên lạc với hội đồng họ Trịnh Nghệ An để biết thêm về nguồn cội. Địa chỉ liên hệ: anh Trịnh Đăng Thiện, phó chủ tịch hội đồng họ Trịnh Nghệ An; điện thoại 0912.416.113; Mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. . và theo dõi các thông tin trên trang Website này.


Trân trọng
Trinhtoc.com


9.      BẾN TRE, MONG ĐƯỢC NỐI GIA PHẢ, NGUỒN CỘI

 

Tôi là Trịnh Nguyên Phương Nam, sinh năm 1977, dòng họ và gia đình tôi sống ở Bến Tre từ lâu. Tôi không biết cụ tổ của chi họ tên gì vì khi tôi sinh ra sau khi ông nội tôi và các bác tôi đã mất. Cha tôi cũng đã mất năm 1990. Tôi rất muốn biết tin tức dòng họ và không biết hỏi ai để trả lời

Tôi là Trịnh Nguyên Phương Nam, sinh năm 1977, dòng họ và gia đình tôi sống ở Bến Tre từ lâu. Tôi không biết cụ tổ của chi họ tên gì vì khi tôi sinh ra sau khi ông nội tôi và các bác tôi đã mất. Cha tôi cũng đã mất năm 1990. Tôi rất muốn biết tin tức dòng họ và không biết hỏi ai để trả lời cho mong mỏi của tôi. Tôi có người bác dâu năm nay 84 tuổi, là người am hiểu về dòng họ nhưng tiếc là tôi đang ở quá xa, hiện tôi đang sống ở Cộng hòa Pháp, việc trao đổi có khó khăn. Được biết ông nội tôi tên : Trịnh Văn Thơ và 2 bác có tên : Trịnh Văn Văn và Trịnh Văn Trường cùng một số bác khác nữa.


Chi họ Trịnh ở xã Bảo Thanh và Bảo Thuận, huyện Ba Tri khá đông đúc. Hồi cha tôi còn sống, ông không tán thành người trong họ Trịnh lấy nhau. Cứ có người họ Trịnh đến nhà là nhận là bà con và đối xử với nhau thân tình. Ở bên Cộng hòa Pháp, tôi cũng có kết thân với một người mang họ Trịnh, quê Nam Định, nhưng được sinh ở nước Lào, hỏi về gốc gác của mình thì hầu như không biết bao nhiêu.


Tôi có gọi điện về nhà cho mẹ tôi hỏi về vấn đề này song vẫn chưa có gì mới.


Kính mong mọi người trong Trịnh tộc nếu biết được những gì về thông tin có liên quan giúp tôi để tìm gốc tích của mình.


Cám ơn Ban biên tập Trinhtoc.com đã tạo điều kiện giúp đỡ.
Mọi thông tin xin liên lạc điện thoại : 0033.677.478.259; Mail : This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

 

10.                        Cần nối gia phả thất lạc ở Tiền Hải, Thái Bình

 

Chi nhánh họ Trịnh thôn Hướng Tân, xã Nam Hà, huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình xin cung cấp một số thông tin, hy vọng tìm và nối mạng gia tộc bị gián đoạn khoảng 100 năm nay.

Chi nhánh họ Trịnh thôn Hướng Tân, xã Nam Hà, huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình xin cung cấp một số thông tin, hy vọng tìm và nối mạng gia tộc bị gián đoạn khoảng 100 năm nay.


Theo các tài liệu, thông tin ở nhà thờ họ thì cụ tổ của chi họ là cụ đồ Nho và có thể là cụ huyện Nho. Theo suy luận, tên " Nho" có thể là cụ dạy học mà có, sau cụ có làm quan rồi về Hà Nội và mất ở Hà Nội.


Năm 1941, Trong họ có cụ Trịnh Thanh Liêm cùng bố lên thăm cành của chi họ tại Hà Nội, vì cụ Liêm khi ấy mới 13 tuổi nên chỉ nhớ và nói lại với người nhà là cành của mình ở dốc Hàng Gà, gần trường Thủy Dục???.Đia danh khi ấy! Các cụ khi tìm nhau có các cụ : Cụ cả Tuyên, cụ hai Hán, cụ ba Rị, ông giáo Ru, bà Trịnh Thị Thuận cùng đi. Do không biết có ai làm và giữ Gia phả nên không chắp nối được đầy đủ.


Khi cụ Nho đến sinh sống Thái Bình, đia danh có tên : tổng Hà Cát, trấn Sơn Nam, quãng thời gian 1850? Dòng chảy sông Hồng thay đổi, Tổng Hà Cát xưa và nay là xã Nam Hà, Tiền Hải, Thái Bình.


Về các đời có thể cơ bản như sau : Cụ Nho> Cụ Quyền> cụ Dần> cụ Long> cụ Khánh> ông Định> bác Lộ...


Ở Thái Nguyên cũng có một cành mang tiên đầu là Trịnh Chu... Trịnh Chu Quỳnh> Trịnh Chu Giao> Trịnh Chu Du> Trịnh Chu Dương.
Hiện nay 2 cành ở quê( Hướng Tân và Thái Nguyên vẫn quan hệ mật thiết với nhau.
Ngôi nhà thờ ở Hướng Tân có 3 gian ( trùng tu năm 2005) các câu đối và đại tự còn nguyên. Bức Đại Tự có ghi: SÁO SƠN TRỊNH TỘC ĐƯỜNG.
Rất mong được nối gia phả với những thông tin còn lại không nhiều như trên.


Mọi liên lạc tới : Ông Trịnh Xuân Độ, thôn Hướng Tân, xã Nam Hà, Tiền Hải, TB ; điện thoại: 0366.567.215; hoặc di động: 01213.270.010;
Mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. ( của cháu Trịnh Tuấn Vũ, con ông Độ)

 

11.                        Chi họ Trịnh ở An Vinh – Thái Bình

 

Họ Trịnh xã An Vinh huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình có từ năm 1604 ( Thời hậu Lê ). Cụ Thủy Tổ là Trịnh Công Phúc Sinh và cụ bà là cụ Từ Hạnh.Vì thế họ Trịnh ở đây mang theo dòng tộc Trịnh Công từ đó đến nay


Họ Trịnh xã An Vinh huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình có từ năm 1604 ( Thời hậu Lê ). Cụ Thủy Tổ là Trịnh Công Phúc Sinh và cụ bà là cụ Từ Hạnh.Vì thế họ Trịnh ở đây mang theo dòng tộc Trịnh Công từ đó đến nay. Đây là một trong những dòng họ lớn nhất ở các tỉnh phía Bắc được sống trong địa bàn của một xã. Với số nhân khẩu là 3218 người sống trong 465 hộ gia đình-1084 đinh.Họ Trịnh Công ở đây đã có 15 đời. Gồm 3 ngành,6 phái,9 phân phái,23 chi lớn và 42 chi nhỏ.Là dòng họ lớn nhất trong số 37 dòng họ của xã An Vinh.


Khác với nhiều địa phương chúng tôi đã được biết thì trưởng tộc ở đây còn gọi là Chánh tộc,được bầu chọn từ người có năng lực,tâm huyết và có uy tín cao đứng ra đảm nhiệm.Ông Trịnh Công Trữ làm Chánh tộc từ 1991-2004.Ông Trịnh Công Văn làm Chánh tộc từ 2004-6/2011 và từ 6/2011 đến nay là ông Trịnh Công Hiếu cùng 3 phó Chánh tộc là ông Trịnh Công Mậu,Trịnh Công Năng và Trịnh Công Chiến.Hiện ở đây có một nhà thờ chính và 13 nhà thờ các chi,phái,ngành.Nhà thờ chính nằm trên diện tích 270m2 và đang có dự kiến quý II đến quý III sẽ nâng cấp,tu bổ và mở rộng khuân viên.Người họ Trịnh ở đây nằm hầu hết ở thôn An Lạc 2 và thôn Hương Hòa.


Qua nhiều đời nay,người họ Trịnh Công ở An Vinh luôn có vai trò,vị trí cao trong xã hội.Có người làm quan trong triều nhà Nguyễn.Cụ Trịnh Công Hoàn ( đời thứ VIII ) là cửu phẩm văn giai ( tức là đỗ đạt chức quan ) thứ 9.Có sắc phong vua ( thời vua Khải Định ).Một số cụ làm Chánh tổng,Lí trưởng…Bà Trịnh Thị Thìn cũng đã làm Phó chủ tịch huyện rồi chuyển về làm Phó Giám đốc Bệnh viện Việt-Bun.Ông Trịnh Công Thắng là Phó Giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam.Ông Trịnh Công Tuấn là Bí thư huyện ủy huyện Tiên Yên-Quảng Ninh.Ông Trịnh Công Quảng ( Đại tá )-Phó Giám đốc sở Công an Hải Phòng..vv..Ở cấp xã từ xưa đến nay,thời kì nào cũng có người Trịnh Công giữ những chức vụ chủ chốt.


Theo con số báo cáo của Ban trị sự, ở đây có một Phó Giáo sư,12 người là Tiến sĩ và phó Tiến sĩ.Trong đó có Tiến sĩ Trịnh Tuấn Anh ( 28 tuổi) hiện đang là Giảng viên khoa Toán trường Đại học Sư phạm 1 Hà Nội.Trong họ những năm vừa qua cũng có 2 cháu đạt Giải thưởng cấp Quốc gia.Cũng thật tự hào khi được biết toàn xã có 7/9 Bà mẹ Việt Nam Anh Hùng là người trong họ.Riêng gia đình cụ Trịnh Công Hoàn có 2 người con được truy tặng Bà mẹ Việt Nam Anh Hùng.Có 45 liệt sĩ và 80 người là thương,bệnh binh.Qua đó đã nói lên sự đóng góp của người họ Trịnh ở An Vinh là vô cùng to lớn trong công cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.


Trịnh Lập

Phó Chủ Tịch HĐ họ Trịnh tỉnh Thái Bình

 

12.                        Mong muốn tìm nối gia phả Trịnh tộc ở Thanh Chương, Nghệ An

 

Cháu viết những thông tin này thay bác , cha và chú nhờ ban quan trị kiểm tra thông tin về nguồn gốc của chúng cháu để chúng cháu biết đường về với cội nguồn của dòng họ. Một lần nữa cháu xin chân thành cảm ơn ban quản trị dòng họ Trịnh tộc.

Cháu là: Trịnh Văn Sự
Hiên đang sinh sống ở xã Trù Sơn- Huyện Đô Lương - Tỉnh Nghệ An
Nhờ Ban quản trị kiểm tra cho chi nhánh Trịnh tộc ở Thanh Chương. Cháu có một số thông tin như sau:


Ở xã cháu có 3 anh em là: Trịnh Đình Trâm
Trịnh Văn Cầm
Trịnh Văn Kỳ

Có cha là : Trịnh Văn Thênh
Có ông là : Trịnh Văn Đình
Và cố là : Trịnh Văn Điển

Còn các đời trước nưa thì không thấy ông bà nhắc đến. nên Bác Trịnh Đình Trâm là không rõ nữa.

Đời cha do chiến tranh loạn lạc nên đã bỏ quê ở Thanh Chương - Nghệ An ra làm ăn ở Huyện Đô Lương- Nghệ An. Do thời buổi chiến tranh loạn lạc. không may gia phả của ông để lại bị đốt cháy sau cơn hoả hoạn. Đến nay do không nhớ được là nguồn gốc của mình thuộc chi nào của dòng họ.

Vậy cháu viết những thông tin này thay bác , cha và chú nhờ ban quan trị kiểm tra thông tin về nguồn gốc của chúng cháu để chúng cháu biết đường về với cội nguồn của dòng họ.
Một lần nữa cháu xin chân thành cảm ơn ban quản trị dòng họ Trịnh tộc.

Cháu xin chúc ban quản trị một năm mới thắng lợi mới và chúc cho dòng họ trịnh chúng ta ngày càng phồn thịnh hơn nữa.


13.                        Tìm nguồn gốc và nối gia phả

 

Tôi đang sông tại TP/HCM, vùng đất này xưa kia là làng Chánh Hưng, tổng Tân Phong Hạ, tỉnh Chợ Lớn. Ông nội tôi là Trịnh Thành Thân (1908 -1998) hương cả làng Chánh Hưng thời kỳ năm 1940...

Tôi đang sông tại TP/HCM, vùng đất này xưa kia là làng Chánh Hưng, tổng Tân Phong Hạ, tỉnh Chợ Lớn.



Ông nội tôi là Trịnh Thành Thân (1908 -1998) hương cả làng Chánh Hưng thời kỳ năm 1940...



Ông cố là Trịnh Phước Lai (1875 -1950) năm 1913... là Cai Tổng tổng Tân Phong Hạ, tỉnh Chợ Lớn.



Ông Sơ là Tịnh Văn Mai (1844-1912) Tôi không nghe kể lại nguồn gốc ông bà từ vùng đất nào mà NAM TIẾN. Nghe Ông nội tôi có nói cha của ông Trịinh Văn Mai là Trịnh Văn Thấm & ông nội của ông Trịnh Văn Mai là Trịnh Văn Tiếng.



Rất mong bà con họ Trịnh gần xa liên lạc cung cấp nhánh họ Trịnh này.



Kính chào.



Liên lạc : Trịnh Hy Quang - 0913908385


Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.


14.                        Tìm nguồn gốc, kết nối gia phả Trịnh tộc

 

Tôi tên là Trịnh Ngọc Linh, hiện đang sống ở Sài Gòn. Nguyên gốc : xã Thuận Mỹ, huyện Vàm Cỏ, tỉnh Long An. Nay rất mong muốn tìm nguồn gốc, kết nối gia phả của chi họ Trịnh của chúng tôi lưu lạc tại phương Nam. Ông nội tôi kể rằng: Cụ tổ của chi họ là Trịnh Văn Thi, là quan võ, chức Phó lãnh binh tại vùng Tây Nam Bộ

Tôi tên là Trịnh Ngọc Linh, hiện đang sống ở Sài Gòn. Nguyên gốc : xã Thuận Mỹ, huyện Vàm Cỏ, tỉnh Long An.

Nay rất mong muốn tìm nguồn gốc, kết nối gia phả của chi họ Trịnh của chúng tôi lưu lạc tại phương Nam. Ông nội tôi kể rằng: Cụ tổ của chi họ là Trịnh Văn Thi, là quan võ, chức Phó lãnh binh tại vùng Tây Nam Bộ. Tham gia kháng chiến chống Pháp , bị bắt và đi đày. Sau được trả tự do, khi về già sống tại xã Thuận Mỹ, huyện Vàm Cỏ, tỉnh Long An. Có con là Trịnh Ngọc Mão ( ông Cố của tôi ), là một điền chủ lớn nhất vùng .

Đến thời chúng tôi thì về sống ở Sài Gòn. Hàng năm tôi vẫn về thắp hương và chăm sóc, hương khói mộ phần của Tổ, Tông, Ông, Bà.

Nay kính mong được liên lạc để kết nối nguồn gốc. Xin thành thật cảm ơn.


Địa chỉ liên lạc : Trịnh Ngọc Linh : 0903.096.868. Mail : This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. .


15.                        Tìm cội nguồn - Nguyễn Đăng Quang Minh

 

Tôi là hậu duệ họ của họ Nguyễn Đăng tại làng An Hòa, phường An Hòa , TT Huế. Cụ tổ của chúng tôi là người họ Trịnh tên Cam, người Phù Lưu, huyện Thiên Lộc, làm thượng thư bộ binh triều Lê sơ; Khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê thì lánh ở Thuận Hoá.

Tôi là Nguyễn Đăng Quang Minh, hậu duệ họ của họ Nguyễn Đăng tại làng An Hòa, phường An Hòa , TT Huế. Cụ tổ của chúng tôi là người họ Trịnh tên Cam, người Phù Lưu, huyện Thiên Lộc, làm thượng thư bộ binh triều Lê sơ; Khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê thì lánh ở Thuận Hoá.

Đến đời thứ 7, Ông Nguyễn Đăng Đệ mới đổi sang họ Nguyễn Đăng làm quan thời Tộ quốc Công, trải chức tri huyện, ký lục. Kể từ đây chúng tôi mang họ Nguyễn Đăng. Ông Nguyễn Cư Trinh hiệu là Đạm Am là đời thứ 8


Nay tôi nhờ quý vị tra giúp trong gia phả họ Trịnh cho chúng tôi Cụ tổ của chúng tôi tên là Trịnh Cam . Cả họ chúng tôi đang mong mỏi tìm kiếm nguồn cội của mình.


Chân thành cám ơn quý vị.


Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Đăng Quang Minh, 27/1 Đường Đặng Tất, phường An Hòa , TT Huế.


Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.


16.                        Phản hồi của Trịnh Đăng Thiện, Uỷ viên Hội đồng họ Trịnh Việt Nam, phó Chủ tịch HĐ họ Trịnh Nghệ An:

Kính gửi ông Nguyễn Đăng Quang Minh


Tôi xin tự giới thiệu, tôi là Trịnh Đăng Thiện, Uỷ viên Hội đồng họ Trịnh Việt Nam, phó Chủ tịch HĐ họ Trịnh Nghệ An. Tôi đã đọc bàivề cội nguồn của ông trên trinhtoc.com. Xin mô tả một vài thông tin về dòng họ ông quan tâm như sau:

Vị tổ đời đầu nhất là ngài Trịnh Liên thuỵ Phác Trực, phu nhân họ Mã, không rõ tên, Ngài sinh năm 1767 mất 1817, Ngài sinh ra hai vị: Trịnh Quang Nhuần và Trịnh Quang Nghĩa. Ngài Trịnh Quang Nghĩa sinh Trịnh Quang Thiện, ngài Quang Thiện đỗ cử nhân ngoài ra còn có ngài Quang Chung đỗ cử nhân triều Nguyễn 1817 là quyền tri huyện Thiên Lộc (đời vua Hàm Nghi). Ngài Quang Thái làm quan bộ lễ (Huế). Hiện lăng mộ ngài Trịnh Liên có kiến trúc độc đáo: to cao bốn cạnh xây bằng đá ong ... Ngài Quang Thiện đang nghi ngờ mộ có quan-quách

Một vài thông tin để ông nắm, nếu đúng xin liên hệ.


Trân trọng!


Trịnh Đăng Thiện
GD Artech Mien Trung
Handphone: 0912 743 716 / 0915 317 159
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.


17.                        Họ Trịnh Đa Sỹ tìm về cội nguồn

 

Ngày giỗ tổ của chi họ Trịnh Hữu, Đa sỹ, Hà Đông, thành phố hà Nội năm nay thật vui, khi cùng lúc có nhiều công việc lớn được hoàn thành. Nhà thờ họ khang trang bề thế được trùng tu, xây dựng trên đúng nền đất cũ, giá trị xây dựng gần 2 tỷ đồng. Chất liệu chủ yếu là gỗ lim truyền thống. Đây cũng là kết quả của sự đoàn kết, đồng lòng của cả chi họ.

Ngày giỗ tổ của chi họ Trịnh Hữu, Đa sỹ, Hà Đông, thành phố hà Nội năm nay thật vui, khi cùng lúc có nhiều công việc lớn được hoàn thành.


Nhà thờ họ khang trang bề thế được trùng tu, xây dựng trên đúng nền đất cũ, giá trị xây dựng gần 2 tỷ đồng. Chất liệu chủ yếu là gỗ lim truyền thống. Đây cũng là kết quả của sự đoàn kết, đồng lòng của cả chi họ.


Thật vui và cảm động, trong ngày giỗ năm nay 3/3/( âm lịch) 2011, chi họ đã được đón tiếp hơn 20đại biểu thân tộc ở Thiên Vực ( Thọ Vực ), Vĩnh Ninh, Vĩnh Lộc, Thanh Hoá về dự, có sự kiện này là công sức rất công phu của nhiều chuyến đi về tìm hiểu, xác minh gốc tích của chi họ, vì các tài liệu, gia phả còn lại ít ỏi.

 

Trưởng họ Trịnh Hữu Sĩ trước nhà thờ tổ, cảm ơn các chuyên gia đã giúp chi họ

hoàn thành đĩa phim "Đạo lý trường tồn"


Trong quá trình xây dựng nhà thờ và tìm về đất tổ, chi họ Trịnh Hữu, Đa Sĩ rất công phu, nhờ các chuyên gia về văn học, lịch sử, hán nôm và đài truyền hình Việt Nam tư vấn, đạo diễn làm một đĩa hình về hoạt động tìm về cội nguồn của chi họ mình. Đĩa có tên “ Đạo lý trường tồn”, đĩa có thời lượng hơn 60 phút, chất lượng hình ảnh và lời bình, đọc lời bình được nhiều người khen ngợi. Điều ít có chi họ nào làm được.


Trong thời gian hơn một năm, khối lượng công việc là rất nhiều. Hoàn thành được những việc đó phải kể đến công sức của các cụ cao niên trong chi họ và sự đóng góp to lớn của ông trưởng họ Trịnh Hữu Sĩ.


Kinh nghiệm của chi họ Trịnh Hữu Đa Sĩ cần được nhân rộng ở các chi họ khác.

Tuấn Anh


18.                        Thông tin nối mạng gia phả họ Trịnh

 

Chi họ Trịnh Thượng Quất căn cứ vào Gia phả ghi cụ Trịnh Bồng từ Thượng Quất về Kinh thành Thăng Long nhận chức Chúa, vợ ba là Thứ phi Đặng Thị Ngọc Phấn cùng 2 con là Trịnh Phận và Trịnh Thiên Thủ ở lại sinh sống ở quả đồi Thượng, nay là thôn Thượng Quất, xã Hợp Tiến, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội ( Hà Tây cũ ).

Chi họ Trịnh Thượng Quất căn cứ vào Gia phả ghi cụ Trịnh Bồng từ Thượng Quất về Kinh thành Thăng Long nhận chức Chúa, vợ ba là Thứ phi Đặng Thị Ngọc Phấn cùng 2 con là Trịnh Phận và Trịnh Thiên Thủ ở lại sinh sống ở quả đồi Thượng, nay là thôn Thượng Quất, xã Hợp Tiến, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội ( Hà Tây cũ ).

Được một thời gian sau, Bà Phấn cùng con thứ hai là Trịnh Thiên Thủ rời làng Thượng Quất đi tìm chồng, cha là Yến Đô Vương Trịnh Bồng ở Cẩm Thuỷ, Thanh Hoa. Đến đó được hay tin Chúa Trịnh Bồng bị thương, Chúa cùng nghĩa quân rút về Cao Bằng. Bà cùng con quay về đồi Thượng và từ đó mất tin tức…

Sau đó có cụ Trịnh Thiên Thu từ xã Đạo Tú, phủ Ứng Thiên ( nay là xã Đồng Tân , huyện Ứng Hoà ) về Thượng Lâm, lập nghiệp có cha là Trịnh Thiên Thủ. ( Thượng Lâm là xã đầu huyện Mỹ Đức ). Thông tin trên đã được hai chi họ thông báo cho nhau năm 1998. Và để tìm các tư liệu kết nối.


Từ 1998, đã có 7 lần giao lưu tìm hiểu giữa chi họ Thượng Quất, Thượng Lâm và Đồng Tân ( Đồng Tân là xã ở huyện Ứng Hoà ). Ở Xuân Tình, họ Trịnh đã được đổi thành họ Nguyễn.

Ngày 28/8/2005, ông Trịnh Tuyên Huấn mang về Thượng Lâm tập tài liệu 57 trang có sơ đồ gia phả nhà Trịnh, có liên quan với gia phả họ Trịnh Thượng Quất xưa, cộng với các nguồn thông tin của nhiều chi họ thì có nhiều tình tiết nói về cụ Trịnh Thiên Thủ với Thượng Lâm.


Ngày 11/9/2005, ban liên lạc họ Trịnh Thượng Lâm có 4 ông là ông Định, ông Tình, ông Hội, ông Toàn về Đồng Tân ( thôn Xuân Tình ) lần thứ 2 để tìm hiểu. Sau đó về nhà tổ Thượng Quất cùng ngày toạ đàm với ông trưởng họ Trịnh Xuân Giá, ông Trịnh Tuyên Huấn và một số ông trong chi họ và đã thống nhất một số điểm:


- Chúa Trịnh Bồng cùng bà thứ Phi Đặng Thị Ngọc Phấn từ Thăng Long về làng Thượng Quất.
- Con cả Chúa Trịnh Bồng là Trịnh Phận ở lại Thượng Quất lập nghiệp.
- Con thứ 2 là Trịnh Thiên Thủ từ làng Xuân Tình về Thượng Lâm lập nghiệp. Cụ Thủ có con là cụ Trịnh Thiên Thu, sinh tại Thượng Lâm, Mỹ Đức.

Chi họ Trịnh ở 3 điểm sinh sống là : Thượng Quất, Thượng Lâm, Xuân Tình ( Ứng hoà ) có huyết thống với Chúa Trịnh Bồng, nay đã là huynh đệ, được nối mạng.

Xin kính báo với cộng động họ Trịnh cả nước tin vui trên và mong được các ý kiến đóng góp.

Tuấn Dũng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Để lại một bình luận

Gõ tiếng Việt có dấu khi tham gia bình luận. Bình luận của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng!

Hỗ trợ trực tuyến

Mr.Trịnh Đức

ĐT: 090.7707671

Skype Me™!

Mr.Trịnh Tứ

ĐT: 090.8340877

Skype Me™!

You need Flash player 6+ and JavaScript enabled to view this video.

Bình chọn trực tuyến

Bạn biết đến website hotrinhphia.com qua?

Hội thảo - 0%
Bạn bè - 25%
Truyền hình - 25%
Internet - 37.5%
Các nguồn khác - 12.5%

Tổng số phiếu: 8
The voting for this poll has ended on: Tháng 7 21, 2013