17 Tháng 4 2024

Có học mới thoát khổ

Có học mới thoát khổ

Thông thường, sinh viên chỉ cần 4 hoặc 5 năm học tập là có tấm bằng đại học. Nhưng đối với nhiều người, để được học và có tấm bằng để lập nghiệp phải đánh đổi cả tháng năm dài cơ cực.

Gắng làm thuê để học

       Nhắc đến Trịnh Thị Hồng (sinh năm1985), quê ở Yên Định, Thanh Hóa, xóm trọ ai cũng nể phục về ý chí vươn lên phi thường. Tốt nghiệp THPT năm 2003, Hồng thi vào Đại học không đậu. Lúc này, bố mẹ mới nói thật rằng nếu có đậu cũng không có tiền đi học. Cô nhìn đám bạn cùng lớp lần lượt kéo nhau đi học mà tủi phận. Theo phong trào đi Nam làm công nhân, Hồng mang hết sách vở với mong ước sẽ gắng làm thuê tự kiếm tiền và ôn thi lại vào năm sau.

       Nhưng cuộc sống khó khăn chưa cho phép cô gái nghèo thực hiện ước mơ. Với mức lương 500 - 800 ngàn đồng/tháng, lo tiền nhà trọ, điện nước, ăn uống còn khó, đừng nói chi đến việc học. Hồng cố gắng dành dụm, làm thêm chỉ được chút đỉnh gửi về cho mẹ phụ lo cho các em ăn học.

       Ước vọng của Hồng cứ âm ỉ suốt ba năm. Đến năm 2006, chị quản lý thấy cô siêng năng, cẩn thận và chữ viết rõ ràng nên tin tưởng, giao cho công việc thống kê hàng hóa. Vài lần nhân viên văn phòng nghỉ phép, cô được điều lên nhập liệu trực tiếp vào máy tính. “Trước mắt có sự đối lập hẳn giữa đời sống văn phòng sang trọng, sạch sẽ với cảnh công xưởng bụi bặm, xô bồ. Mình tự hỏi: cũng đi làm, sao người ta làm trong văn phòng, công việc nhàn hạ, lương cao lại có địa vị xã hội. Mình làm đầu tắt mặt tối trong xưởng với thời gian nhiều hơn mà đồng lương chỉ đủ sống qua ngày. Nhiều đêm liền mình thức trắng, mình nghĩ nếu cứ đi làm với tiền lương 1.200 ngàn đồng mỗi tháng, một năm chỉ làm ra được hơn 14 triệu. Bỏ thời gian 3 – 4 năm để học, mình có thể mất 40 - 50 triệu. Nhưng khi học được, mình kiếm lại số đó trong thời gian ngắn. Quan trọng là có được cái nghề để lập nghiệp cả đời và cuộc sống đỡ cơ cực hơn.” Hồng tâm sự.

       Tháng 9 -2006, cô quyết tâm đi học Trung cấp kế toán ở Thủ Đức. Năm 2008 học xong, Hồng lại đăng ký học lên Đại học Kế toán – Kiển toán vào buổi tối.  Những bước tiến bộ trong học tập đi liền với những vất vả mưu sinh. Hồng tìm công việc bán thời gian, xin bán quần áo đầu đường buổi tối để có tiền đi học. Ngoài chi phí cuộc sống, cô phải tiết kiệm dành ra 1,4 triêu/tháng đóng học phí và mua sách vở. Hồng cho biết: “Để có thêm tiền đó, mình mua Yogurt, trái cây ướp lạnh vào bán cho công nhân. Đến giờ ăn trưa, mình gắng nghỉ trước mọi người 5 phút lên căn tin ăn nhanh rồi lại chạy xuống lấy hàng bán. Nếu không nhanh thì công nhân ăn rồi xuống xưởng nghỉ trưa hết là hôm đó mình sẽ bị lỗ. Bữa ăn trưa mình cũng lén chia làm đôi, để một phần chiều ăn rồi đi học, như thế tiết kiệm được bữa tối. Khổ quen rồi. Giờ “vứt” đâu mình cũng sống được. Chỉ còn mấy tháng nữa ra trường, cuộc sống của mình sẽ đổi khác thôi. Có gắng học mới thoát khổ được.”

Vừa đi làm vừa đi học, Hồng chỉ tranh thủ học bài từ 10h tối, khi mọi người đã ngủ hết.

Lớp chị trước, lớp em sau

       Hồng còn bất mí, cô chịu được tháng ngày cơ cực được là nhờ tấm gương chị Trịnh Thị Hiền (sinh năm 1969) trọ nhà bên. Cuộc sông khó khăn khiến chị Hiền chỉ được học được hết lớp 12. Chị lấy chồng và phải vào Bình Dương làm thuê. Tại đây, hai vợ chồng làm mọi nghề để sinh sống. Một lần chị xin được công việc làm hóa đơn, ghi chép sổ sách ở Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn huyện An Phú, Bình Dương. Chị làm cẩn thận, chắc chắn nên được tin tưởng tuyển làm nhân viên chính thức khi. Thấy đây là cơ hội cho mình thoát kiếp làm thuê, chị xin nợ bằng rồi gấp rút đi học Trung cấp Tài chính ngân hàng. Sau đó chị lại học thêm lên Đại học Kiểm toán – Kế toán. Ngày chị đi học đại học, chị đã 40 tuổi. Con gái chị cũng đậu Đại học Sư phạm Tp HCM.

       Tại xóm trọ này, chúng tôi được biết Trịnh Thị Thương (22 tuổi), cũng vừa gắng đi học để thoát khỏi kiếp làm công nhân. “Em và nhóm bạn cùng phòng chỉ mới đi học được hơn 1 năm thôi. Trước đây làm công nhân may, bọn em phải làm 10 đến 14 giờ mỗi ngày mà tiền lương chả được bao nhiêu. Thấy mấy anh chị vừa đi làm, vừa đi học được, em cũng học theo mong có cái nghề lo cuộc sống”.

      Màn đêm đã phủ xuống trên xóm công nhân nghèo Quận 12. Những người làm thuê trở về mệt mỏi nằm ngang ngữa trong các phòng. Nhưng nhiều cô cậu nén mệt nhọc lại tất tả chạy tới trường. Đường mờ mịt tối, nhưng họ biết chắc rằng tương lai tươi sáng đang chờ đón phía trước.

Trịnh Lê Huy

Để lại một bình luận

Gõ tiếng Việt có dấu khi tham gia bình luận. Bình luận của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng!

Hỗ trợ trực tuyến

Mr.Trịnh Đức

ĐT: 090.7707671

Skype Me™!

Mr.Trịnh Tứ

ĐT: 090.8340877

Skype Me™!

You need Flash player 6+ and JavaScript enabled to view this video.

Bình chọn trực tuyến

Bạn biết đến website hotrinhphia.com qua?

Hội thảo - 0%
Bạn bè - 25%
Truyền hình - 25%
Internet - 37.5%
Các nguồn khác - 12.5%

Tổng số phiếu: 8
The voting for this poll has ended on: Tháng 7 21, 2013