HỘI ĐỒNG HỌ TRỊNH VIỆT NAM
HỘI KHOA HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM
HỘI QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
SỞ VĂN HÓA THỂ THAO & DU LỊCH TỈNH THANH HÓA
TT UNESCO NGHIÊN CỨU VĂN HÓA CÁC DÒNG HỌ VN
THƯ MỜI
Kính gửi:...........................................................................................................................
Theo tinh thần công văn số 3318/BVNTTDL-DSVH của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch ký ngày 24/9/2014: về việc đồng ý chủ trương cho Thanh Hóa lập quy hoạch tổng thể bảo tồn, tu bổ, tôn tạo và phục dựng khu di tích lịch sử văn hóa Vương Phủ Trịnh tại quê hương Nhà Chúa, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
Hội đồng họ Trịnh Việt Nam, Hội đồng Di sản họ Trịnh sau khi báo cáo đã được sự đồng ý của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa và đang triển khai phối hợp các pháp nhân trong, ngoài nhà nước để thỉnh cầu các học giả, các nhà chuyên môn lĩnh vực kiến trúc, lịch sử, văn hóa, mỹ thuật, truyền thông, nghiên cứu kinh dịch và phong thủy...cùng tham gia đóng góp tham luận để người thực hiện có được các căn cứ trong công việc phục hồi, trùng tu, tôn tạo khu di tích Vương Phủ Trịnh.
Do hoàn cảnh đất nước trải qua các cuộc thăng trầm lịch sử, có nhiều di tích đã trở thành phế tích hoặc xuống cấp nghiêm trọng, trong đó có hệ thống Vương Phủ Trịnh đã từng có quá trình lịch sử phát triển ở thời Lê Trung Hưng và suy vi ở các thời hậu thế, nhưng vẫn còn lưu lại các công trình di tích đã được nhà nước xếp hạng hoặc danh hiệu di tích trên các địa danh: Kinh đô Thăng Long - Hà Nội; Cổ Bi, Gia Lâm, Hà Nội; Phủ Tây Hồ, Tây Hồ Hà Nội; Vương Phủ Trịnh ở Bồng Thượng, Vĩnh Hùng, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa; Hành cung Vạn Lại, Yên Trường (Thọ Xuân, Thanh Hóa); hành cung Dục Thúy, ở Ninh Bình... Đây là các cứ liệu và dẫn chứng lịch sử để chúng ta có thể mở rộng các nghiên cứu và bổ sung làm căn cứ, mô phỏng phục dựng, tạo các cương dẫn về văn hóa lịch sử, các thiết kế kiến trúc, phong thủy, nội, ngoại thất dành cho ý tưởng kiện toàn của Vương Phủ Trịnh sẽ được phục hồi, tôn tạo trong tương lai...
Trong cương dẫn (ở phần phụ lục văn bản này), chúng tôi có đưa ra các ý tưởng và các phỏng định về quy mô Vương Phủ Trịnh để các nhà học giả và chuyên môn có thêm dẫn chứng, hiểu sâu các ý đồ dành cho các tham luận độc lập tư duy, sau đó đưa vào kỷ yếu và tổ chức hội thảo. Mục tiêu chung là đáp ứng được nguyên tắc bảo tồn giá trị lịch sử văn hóa truyền thống với quy mô đúng tầm của một Vương Phủ Chúa Trịnh, dù phải vừa làm vừa nghiên cứu, phải chuẩn bị các bước thiết kế và thi công trong nhiều năm.
Chúng tôi kính mời và đề nghị các học giả, nhà chuyên môn có bài tham luận để cố gắng làm sáng tỏ hơn nữa các vấn đề văn hóa, lịch sử, kiến trúc, mỹ thuật, khoa học phong thủy về một vương phủ có tầm cỡ và quy mô như nó từng có ở Thăng Long - Hà Nội trong suốt 249 năm giúp vương triều Lê Trung Hưng trị vì đất nước. Đây là vấn đề cần nêu cho tổng chủ đề, chủ thể kiến trúc, xây dựng để có căn cứ cho người thực hiện thiết kế, quy hoạch, phục hồi và tôn tạo cho một Vương Phủ Trịnh ở Thanh Hóa trong giai đoạn ngày nay.
Thời gian nhận bài tham luận từ ngày 20 đến 25 tháng 11/2014.
Đề tài bài tham luận: Các tác giả tùy chọn theo bản kê bên dưới, sau đó đăng ký chính thức tên bài và nội dung với Ban tổ chức.
BTC xin được nhận bài viết qua email cùng 01 ảnh chân dung tác giả để tiện đưa vào kỷ yếu.
Trân trọng cảm ơn.
Hà Nội, ngày .... tháng 11 năm 2014
T/M BAN TỔ CHỨC
HỘI ĐỒNG DI SẢN HỌ TRỊNH VIỆT NAM
Phó Chủ tịch
PGS TS KTS Trịnh Hồng Đoàn
Mọi hồi âm xin liên hệ đến: PGS TS KTS Trịnh Hồng Đoàn - Phó chủ tịch Hội đồng Di sản họ Trịnh VN - ĐT : 0903423429 - Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Họa sĩ Trịnh Yên - Phó chủ tịch Thường trực Hội đồng Di sản họ Trịnh VN - ĐT: 0988 745 296 - Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
BAN TỔ CHỨC HỘI THẢO VƯƠNG PHỦ TRỊNH
Ở VĨNH HÙNG, VĨNH LỘC, THANH HÓA
Ban tổ chức bao gồm các pháp nhân:
- Hội đồng Họ Trịnh Việt Nam - Người đăng cai
- Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam - Đồng tổ chức.
- Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội - Đồng tổ chức.
- Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam - Đồng tổ chức.
- Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa - Đồng tổ chức
- Trung tâm UNESCO Nghiên cứu Văn hóa các Dùng họ Việt Nam - Đồng tổ chức.
+ Trưởng ban tổ chức: Ông Trịnh Đình Hưng - Chủ tịch Hội đồng họ Trịnh Việt Nam.
Các Phó trưởng ban Tổ chức:
- Nhà sử học Dương Trung Quốc - Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam
- KTS Trần Ngọc Chính - Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng - Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam.
- TS KTS Lê Quân - Phó hiệu trưởng - Chủ nhiệm bộ môn Lịch sử Kiến trúc Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội.
- PGS TS KTS: Trịnh Hồng Đoàn - Nguyên hiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
- Phạm Hữu Phương - GĐ Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa
- GS, Họa sĩ: Trịnh Quang Vũ.
- Họa sĩ, nhà báo Trịnh Yên - Giám đốc TT UNESCO Nghiên cứu Văn hóa các Dòng họ VN.
- Ông Trịnh Huy Luân - Nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa - Chủ tịch Hội đồng họ Trịnh tỉnh Thanh Hóa.
Và các Ủy viên Ban tổ chức:
- Trịnh Tam Kiệt - Ủy viên Thường trực Hội đồng họ Tịnh VN - Chánh văn phòng
- Trịnh Duy Minh - Chủ tịch Hội đồng họ Trịnh phía Nam
- Trịnh Sỹ - Tổng giám đốc Công ty Bánh kẹo Tràng An
- TS luật : Trịnh Đức Hải - Bộ Ngoại giao
- Nguyễn Quang Thắng - PGĐ
- Nguyễn Thế Hùng - GĐ
- Nguyễn Đình Hùng - Quay phim
- Trịnh Đình Tiến - Nhiếp ảnh gia
- Lê Hồng Thoan - Nhà điêu khắc
- Trịnh Thùy Linh - KTS
- Nguyễn Xuân Thuật - Kiểm toán
Và những người khác
Kế hoạch:
- Hội thảo được tổ chức tại Bảo tàng Lịch sử VN - số 1 Tràng Tiền
- Ngày tổ chức 9/12/2014
- Lượng khách báo cáo và khách mời: Khoảng 90 người
- Thời lượng hội nghị: Từ sáng đến trưa.
- Mời khách dự cơm trưa (tiệc đứng)
- Mời VTV 1 đưa tin
- Quay phim lưu tư liệu
- Chụp ảnh lưu tư liệu
VIỆC LÀM SAU HỘI THẢO
- Cho in và phát hành Kỷ yếu
- Báo cáo UBND tỉnh Thanh Hóa
- Báo cáo Bộ VHTTDL
- Báo cáo Liên hiệp các Hội UNESCO VN
TIÊU CHÍ ĐẶT BÀI THAM LUẬN (DỰ KIẾN)
Dưới đây là các tiêu chí đề tài đặt bài tham luận, chúng tôi tạm đề xuất và chuyển đến từng tác giả theo dự kiến phân mảng ngành, nghề chuyên môn để tập hợp thành kỷ yếu không bị bài viết trùng lặp. Tác giả căn cứ vào các tiêu chí đề bài để thực hiện tham luận như tít bài càng tốt, nhưng cũng có thể chuyển đổi đề tài hoặc nội dung tham luận theo khả năng hoặc sở trường của mình, sao cho bài viết càng rõ được chiến lược bền vững dành cho các ý đồ thiết kế và quy hoạch đúng tầm Vương Phủ Trịnh ở Vĩnh Hùng, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa sẽ là mẫu kiến trúc và nội thất cho Vương Phủ Trịnh ở Thăng Long-Hà Nội tương lai.
1 - Vương Phủ Trịnh - Cách nhìn tổng quan lịch sử văn hóa qua tri thức kiến trúc phục hồi, tôn tạo các giá trị truyền thống ở thời đại mới - PGS TS KTS Trịnh Hồng Đoàn - Nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội
2 - Quy - Họa sĩ Trịnh Quang Vũ - Nhà nghiên cứu mỹ thuật và văn hóa lịch sử.
3 - Quy hoạch, phục hồi và tôn tạo Vương Phủ Trịnh là giá trị lớn lao cho nền văn hóa lịch sử thiên niên kỷ cấu thành 1000 năm Thăng Long - Hà Nội - GS TS KTS Hoàng Đạo Kính - Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư VN, Cơ quan Trung Ương hội KTS VN
4 - Vương Phủ Trịnh rất cần phục hồi ở Thanh Hóa để kiện toàn tổng khu di sản của các triều đại vua chúa qua con mắt bảo tồn và du lịch cảnh quan - PGS TS Hà Đình Đức - Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Hội Di sản Văn hóa Việt Nam, Ủy viên Danh dự Ủy ban Bảo vệ Vườn Quốc gia Fontainebleau Pháp.
5 - Phục dựng lại một di tích lịch sử văn hóa như Vương Phủ Trịnh là có thêm tài sản hệ thống di tích của Thanh Hóa đề cao di sản thế giới và vùng lãnh thổ văn hóa Đông Nam Á - Nhà sử học Dương Trung Quốc - Nhà sử học Dương Trung Quốc - Đại biểu Quốc hội, Tổng thư ký Hội Sử học VN, Tổng biên tập tạp chí Xưa và Nay, Chủ tịch Hiệp hội Câu lạc bộ UNESCO Hà Nội
6 - Tương thích kiến trúc, phong thủy và nội thất giữa Vương Phủ Trịnh và các cung đình truyền thống - Họa sĩ, nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Yên- Ủy viên thường vụ Liên hiệp các Hội UNESCO VN - Giám đốc TT UNESCO Nghiên cứu Văn hóa các Dòng họ VN.
7 - Các khái niệm về phong thủy ngũ phương cho một vương phủ hay cung đình với luận giải dịch học qua giá trị phục hồi và tôn tạo mới trên địa lý cũ - Nhà nghiên cứu Kinh Dịch và Phong thủy Cao Từ Linh- Chủ tịch danh dự CLB nghiên cứu và phát triển văn hóa phương đông
8 - Các vương chúa nhà Trịnh đã tập hợp nhân tài và di sản sách và chính sách minh triết ra sao - PGS TS Nguyễn Tá Nhí. Ủy viên Hội đồng khoa học, ủy viên Hội đồng Biên tập, Viện nghiên cứu Hán Nôm
9 - 249 năm thời kỳ Lê-Trịnh - Nhà văn Trịnh Xuân Tiến.
10. Thanh Hóa nên cẩn trọng và nâng niu công việc phục chế, phục hồi, tôn tạo, bảo tồn các di sản của mình sao cho đúng tầm cung đình và tính đặc biệt của di sản - TS Triệu Thế Việt - Giảng viên khoa sau Đại học, trường Đại học KHXH&NV (ĐH Quốc gia Hà Nội)
11- Vai trò tri thức của nhân dân trong nhận thức bảo tồn và phát huy văn hóa lịch sử truyền thống dân tộc - GS TS Nguyễn Khắc Mai - Nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên Cứu, Ban Dân vận Trung ương, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Văn hoá Minh Triết.
12 - Liệu cứ phải theo cái cũ của di sản trong khi con người trước đó đã làm chệch các giá trị gốc của nó với bản quyền đã có - PGS TS KTS Nguyễn Hồng Thục - Viện trưởng Viện nghiên cứu định cư(Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam), Phó Chủ nhiệm Khoa Kiến trúc, Phó Chủ nhiệm Khoa sau đại học.
13 - Thanh Hóa nên có chiến lược quy hoạch phục hồi, tôn tạo và trùng tu, bảo tồn tổng khu di tích nhà Trịnh trên bình diện của tỉnh để hòa với các tổng khu di tích nhà Lê, nhà Nguyễn, nhà Hồ... đã có - GS TS KTS Tôn Thất Đại - Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Định cư - Liên hiệp Các hội KHKT Việt Nam
14 Luận về dự án thiết kế, quy hoạch, tôn tạo, phục dựng kiến trúc Vương Phủ Trịnh- GS TS KTS Nguyễn Việt Châu - Viện trưởng Viện Nghiên cứu kiến trúc (Bộ Xây dựng), Tổng biên tập Tạp chí Kiến trúc, Cơ quan Trung Ương hội KTS VN
15 - Quy hoạch và phục chế lại Vương Phủ Trịnh đòi hỏi sự phối hợp nghiên cứu của nhiều lĩnh vực chuyên môn và sự tham gia của cộng - GS TS KTS Nguyễn Hữu Dũng - Nguyên Vụ trưởng Vụ KHCN Bộ Xây dựng - Chủ tịch Hội đồng công trình xanh Việt Nam.
16 - Kiến thiết và quy hoạch một Vương Phủ Trịnh không phải công việc của một người, một nhóm và một ngành chuyên môn - TS KTS Lê Quân - Phó hiệu trưởng - Chủ nhiệm bộ môn Lịch sử Kiến trúc Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội.
17 - Sơ khảo tả phong thủy, địa lý khu di tích Vương Phủ Trịnh - Nhà nghiên cứu phong thủy Dương Thị Liễu.
18 - Thử bàn về di sản Thanh Hóa có lập được tuyến du lịch, lữ hành như Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Nê Pan...hay không? - PGS TS Nguyễn Văn Vịnh - Phó Hiệu trưởng - Phụ trách KHKT - Đại học Giao thông vận tải
19 - Trách nhiệm và trách nhiệm hơn nữa với di sản dân tộc của lãnh đạo nhà nước và địa phương không chỉ nhân dân được nhờ mà hệ thống di tích thần linh cũng được nhờ. - TS - Đinh Hoàng Thắng- Nguyên đại sứ Việt Nam tại Hà Lan, nguyên trưởng Nhóm Tư Vấn Lãnh Đạo Bộ Ngoại Giao Việt Nam, hiện là thành viên của tổ chức Minh Triết
20 - Người Thăng Long - Hà Nội nhiều thế hệ đã luyến tiếc không chỉ cho Vương Phủ Trịnh mà còn cho các vương triều Lý, Trần, Lê đã khuất bóng cung đình và những sinh hoạt ngày xưa - KTS Trần Ngọc Chính - Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị VN, Uỷ viên thường trực Hội đồng thẩm định nhà nước
21 - Di sản các cung đình vua và vương phủ chúa sẽ muôn đời làm sang trọng cho nhân dân, cho ký ức văn hóa lịch sử dân tộc - GS TS Nguyễn Đỗ Bảo - Chủ tịch Hội đồng Phê bình Mỹ thuật, Hội mỹ thuật Việt Nam.
22 - Cương sách của sử gia Pháp viết về giai đoạn lịch sử văn hóa Lê-Trịnh - TS Luật : Trịnh Đức Hải - Bộ Ngoại giao
23 - Những giá trị văn hóa đích thực của các vị Chúa Trịnh xuất sắc trong lịch sử Việt Nam - PGS TS Tạ Ngọc Liễn - Viện Sử học Việt Nam
24 - Nếu còn Vương Phủ Trịnh ở Thăng Long-Hà Nội thì hậu thế sẽ còn nền tảng lớn hệ thống tinh hoa của nghệ thuật trang trí cung đình - TS Nguyễn Ngọc Nhuận - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm
25 - Nếu tập hợp đầy đủ các thành phần học giả chuyên môn ngày nay thì chúng ta có thể phục hồi tất cả các loại hình di tích lịch sử văn hóa truyền thống - Nguyễn Như Diệm - Nghiên cứu viên cao cấp.
26 - Mỹ thuật thời Lê-Trịnh và những dấu ấn đậm nét trong nghệ thuật điêu khắc Việt - PGS TS Nguyễn Ngọc Dũng - nguyên Phó hiệu trưởng ĐH Mỹ thuật Công nghiệp - Chủ tịch Hội đồng phê bình Mỹ thuật Việt Nam.
27 - Những chất liệu bền vững thời hiện đại có thể thay thế vật liệu xây dựng và kiến trúc cổ - Nhà điêu khắc Lê Hồng Thoan– Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư Mỹ thuật Việt Nam.
28 - Những điểm nhấn trong thiết kế và quy hoạch Vương Phủ Trịnh nói chung và đặc thù văn hóa nói riêng - Nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu văn hóa: Trương Thị Kim Dung
29 - Tạo một phối cảnh mô phỏng kiến trúc Vương Phủ Trịnh là làm sống lại ký ức lịch sử đã qua và đánh thức tương lai văn hóa sắp đến - KTS Trịnh Kỳ Dương
30 - Việt Nam cần bổ sung các giá trị sinh hoạt văn hóa cung đình vốn thiếu vắng trên hiện trạng di tích và bảo tàng chiến lược - Cử nhân kinh tế, nhà báo: Nguyễn Quang Thắng.
31 - Trần Đình Hiến - Dịch giả - Nhà nghiên cứu văn hóa - Nguyên chuyên viên cao cấp Bộ Ngoại giao.
32 - Quy hoạch và phục hồi Vương Phủ Trịnh cần tương xứng với tầm vóc của nó trong lịch sử- Trịnh Quang Dũng - Nhà nghiên cứu văn hóa - Viện Hàn lâm KH VN
33 - Hoàng Tuấn Phổ - Nhà nghiên cứu văn hóa
34 - TS Lưu Văn Thành
35 - Tĩnh Vương Trịnh Sâm (1739-1782) và sự nghiệp thu non sông về một mối- TS Nguyễn Hữu Tâm - Viện sử học - Nguyên GĐ Thư viện Viện sử học.
36 - GS TS Trịnh Nhu - Nhà giáo Nhân dân - Nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng.
37 - Trịnh Đình Tiến -
38 - GS TS Trịnh Khắc Mạnh - nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Hán Nôm - TBT Tạp chí Hán Nôm.
LỜI BÀN THÊM: Vì mục đích gợi ý tiêu chuẩn về quy mô cho một Vương Phủ Trịnh, Hội đồng Di sản họ Trịnh VN sẽ đưa ra một bản vẽ sơ đồ và phối cảnh giả định cho một vương phủ để Hội nghị xem xét, đánh giá và cho ý kiến thống nhất để có căn cứ thiết kế, quy hoạch và phát triển về sau (Hội nghị sẽ được tổ chức vào cuối tháng 11/2014).
HỘI ĐỒNG DI SẢN HỌ TRỊNH VIỆT NAM
PHỤ LỤC
Ý TƯỞNG THIẾT KẾ VÀ QUY HOẠCH KIẾN TRÚC
VƯƠNG PHỦ TRỊNH QUA KÝ ỨC LỊCH SỬ VĂN HÓA
VỚI ỨNG DỤNG THỜI HIỆN ĐẠI
I - DẪN NHẬP
Từ nhiều năm nay, hệ thống di tích lịch sử văn hóa Việt Nam đã được nhà nước quan tâm tu bổ, tái tạo theo mẫu cũ của những vương triều trước đó hoặc đương đại của các vương triều kế tiếp có mở rộng quy mô với hình thức tôn vinh hay nâng cấp các giá trị lịch sử văn hóa nào đó mà người xưa đã làm (luận thấy triều đại sau bỏ triều đại trước - nếu di tích ấy bắt buộc phải trùng tu như Lý đã bỏ Đinh; Trần đã bỏ Lý; Lê đã bỏ Trần; Nguyễn đã bỏ Lê-Trịnh...), thế là thành cái lệ của những pháp chế thời cuộc đã qua và đã hiện chân tướng toàn hệ thống di tích bị pha tạp, bị mai một với nhiều phần "hổ lốn" như ta thấy ngày nay .
Với luật di sản ngày nay thì "xưa có thế nào thì phục chế y như vậy", thậm chí có di tích ứng dụng luôn cả "đa thời cuộc" bởi trước đó di tích đã bị ráp các loại hình trang trí hội "đủ mặt" cả Trần, Lê, Nguyễn (chẳng hạn) mà người xem vẫn...chấp nhận - nếu không muốn nói là im lặng tặc lưỡi. Cả điều tối kỵ cũng có thể xảy ra là người ta đã đưa kiểu kiến trúc "hiện đại" vô căn cứ và mang chất cảm tính, hồn nhiên vào di tích mà không hề có kiến thức so sánh và càng không hề có sự "ăn nhập" vào tổng quan di tích cũ - ví dụ như tam quan Phủ Trịnh hiện nay được làm từ khoảng những năm 1995 đã phá cách toàn bộ khối kiến trúc bên trong và đồng bộ; ...Nhưng dẫu sao vẫn phải cảm ơn những cái người ta đã làm là cái đã có trong một di tích tạm thời kia cũng tạo ra "cái ấm lòng" cho các hậu duệ họ Trịnh vẫn còn chỗ đi, về để hương khói, để tưởng niệm công lao của ông cha mình với cái linh thiêng họ Trịnh dù đã bị thu hẹp quy mô.
Rất may, thời cuộc nối thời cuộc, sẽ có lúc người ta can thiệp tổng thể đến di tích với các giá trị đặc thù đích thực và đương nhiên cả về hệ thống văn hóa hùng vĩ được chuyển tải cái chất Lê - Trịnh mà ta luận thấy cả nền văn hóa Lê Trung Hưng đã hội về Kinh đô Thăng Long, rồi từ Thăng Long lan tỏa về Thanh Hóa (lập các hành cung kháng chiến thời Lê Trung hưng), từ Thăng Long lan tỏa đi Phú Xuân (vương triều Nguyễn - Huế); từ Thăng Long lan tỏa lên Cao Bằng (vương triều Mạc cát cứ 65 năm lưu vong)...
Cái điều cốt yếu hôm nay (ở thời cuộc này), chúng ta cùng bàn luận về mục đích xây dựng, phục chế kiến trúc một cung phủ, vương phủ có tầm cỡ cung đình thì ta nên thận trọng : Trước hết về tư duy với nhân cách nhà Trịnh, sau là tìm kiếm hay phục chế hiện vật vật thể và phi vật thể, tiếp là khảo sát ảnh hưởng thế truyền trong hệ thống "đặc tính Trịnh" hay "đặc thù Lê Trung Hưng", để cùng tham khảo các kiến trúc đặc thù (tinh hoa Lê-Trịnh), học hỏi cái bất biến của Kinh Dịch (mà vương triều nào cũng phải làm ở mức đúng, sai với kết quả tồn tại các giá trị đích thực và linh nghiệm của nó về văn hóa tâm linh, phong thủy và các phương cách khoa học tâm linh khác) rồi đến tổ chức hội thảo, đàm phán và phân hạng di tích cung phủ - cung đình hay Vương Phủ Trịnh đều phải coi là hệ thống văn hóa đặc thù, khác thường với các chủng loại di tích (đền, đình, chùa, lăng, miếu...khác, bởi Việt Nam chỉ có một hệ thống vương phủ duy nhất là Vương Phủ Trịnh về cả quy mô lẫn các thể hiện tinh hoa của thời đại đó.
Mặt khác cần đánh giá lại thành tích và nhân cách của văn hóa lịch sử nhà Trịnh qua kiến trúc công trình nghệ thuật văn hóa lịch sử so với các vương triều có khác nhau, vì thế mà tâm linh, lý dịch và sự hiển linh thần thánh cũng khác nhau luôn (được biết qua những sắc phong không chỉ có ở nhà Vua mà ở nhà Chúa cũng nhân danh phong đẳng thần cho một số di tích) so với hệ thống vương triều đã có thì Vương Phủ Trịnh phải là loại hình di tích đặc biệt hay tiêu biểu hơn cả, bởi các giá trị văn hóa và lịch sử tổ hợp "đồng song hay lưỡng đầu" cai trị, các sinh hoạt vương quyền với các kiến trúc đặc thù riêng biệt và quan trọng nữa là sự kế thừa các tinh hoa đa dạng từ kiến trúc, nghệ thuật, nghi lễ, sắc phục, quan chế và mục đích cai trị có khác nhau, do tình hình "quốc thái dân an, thể chế văn hóa" khác nhau nên thành quả cũng biến đổi các giá trị ký ức lịch sử và tâm linh cũng khác nhau luôn...
Điều này cần trải qua các công việc phải làm với các kiến trúc nghệ thuật bao trùm được hiện hữu của Vương Phủ Trịnh trước ngày nay để người đương đại, người sau được chứng kiến vẫn còn thấy cái hiện hữu của một vương triều độc lập, kiến tạo tập trung và thống nhất tinh hoa văn hóa lịch sử cho toàn quốc (văn hóa Lê-Trịnh) với sự cống hiến có ý nghĩa bang giao chiến lược và bình ổn đất nước trong 1/4 thiên niên kỷ đã qua.
II - PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ VƯƠNG PHỦ TRỊNH
Chúng tôi, dù đứng ở cách nhìn "một Vương Phủ Trịnh ở Thăng Long rất rộng lớn và tráng lệ là thế, độc tôn (có một không hai) về mặt nghệ thuật và kiến trúc là thế" đã bị hủy hoại trong lửa cháy suốt 3 tháng trời của thế lực đối kháng; dù đứng ở hoàng cung Vạn Lại cũng do nhà Chúa dựng nên để vua Lê có chỗ thiết triều đúng 20 năm (từ 1533 - 1553) và có mở được 6 khoa thi hội kén tuyển hiền tài; dù đứng ở hoàng cung Bồng Thượng (Vĩnh Hùng, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cũng do nhà Chúa kiến tạo (cụ thể là chúa Trịnh Kiểm và Trịnh Tùng thực hiện) để các vua Lê kế tiếp được thiết triều từ 1554 - 1592 cũng mở được hơn chục khóa thi hội, kén hiền tài phụng sự đất nước. Nếu nghiên cứu về quy mô cả 3 địa danh trên thì có 2 là hoàng cung thời kháng chiến, 1 hoàng cung chính quy ở Thăng Long được cất nóc xây dựng từ khoảng 1600 đến 1788 thì bị hủy hoại. Đây là công trình có quy mô lớn trong kiến trúc Thăng Long là bên cạnh Hoàng thành của vua Lê, xuất hiện Vương Phủ chúa Trịnh, cơ quan đầu não đích thực của chính quyền trung ương bấy giờ. Đó là một tòa thành hình chữ nhật mà hai cạnh dài có thể là các đoạn đầu phố Quang Trung và phố Bà Triệu, hai cạnh ngang là phố Tràng Thi và phố Trần Hưng Đạo.
Trong tiến trình tôn tạo, ta nên thống nhất cách gọi ngày nay là "Vương Phủ Trịnh" hay "Phủ Chúa Trịnh", không nên gọi là "Phủ Trịnh" bởi cơ cấu hành chính xưa đã có cấp làng, xã, tổng, phủ, tỉnh mới đến trung ương, mặt khác chữ "phủ" còn là phủ ở của quan lại (cấp tỉnh hoặc cấp nhà nước), phủ thờ thần linh (cấp trên đền, đình, miếu, mạo...) và phủ chơi của nhà giàu... Nhưng chữ "Vương" được đặt trước chữ "Phủ Trịnh" nó được kết thành bởi 3 từ đủ (số lẻ kết lại Thiên, Địa, Nhân). Với chữ Vương (tước vương sau vua - chỉ hàng thứ bậc) nhà Chúa được phong với đẳng cấp cao nhất và đồng cai trị, khác với tước vương của các vương triều trước cũng phong vương không cho quan lại mà cho hoàng thân quốc thích (anh em huyết thống trong họ nội nhà vua).
Cũng do có cơ chế đồng song cai trị cho nên Vương Phủ Trịnh ở Thăng Long cũng được mở rộng diện tích và thiết chế vương triều như hoàng cung cũng đủ hết các bộ, ty, sở chức năng, cũng đủ các thiết đường hội nghị, bàn việc cơ mật, nơi ở nhà Chúa, Thái Vương, Thế Tử, Cung Phi, vệ sĩ, quân cấm vệ, đền thờ, nhà trực các quan thái y, cảnh vệ, bếp và các cung chơi, vườn ngự uyển và đồ quý trong nội thất cũng như ngoài trời...đều được trang hoàng lộng lẫy, trang nghiêm. Nên hiểu sự lộng lẫy và trang nghiêm là biểu đạt vị thế cai trị của đế chế xưa mang rõ hai đặc thù là công quyền và thần quyền - tức nơi ở của vua chúa không chỉ trang nghiêm cho CÔNG QUYỀN để đưa ra các chính sách và thể chế trị vì, mà còn lộng lẫy cho tín ngưỡng THẦN QUYỀN để các Thần linh và các bậc Tiên đế, tiên Chúa giáng xuống phù hộ cho cả vương triều và nhân dân cả nước...
Ta cũng nên biết về các quy định ngày xưa (theo phong thủy, ngũ đồ, bát trạch minh cảnh và các sách tinh đồ bí truyền...) thì các thiết kế kiến trúc đều phải tuân theo nguyên tắc "phương lập phương, hướng quy hướng" trong vũ trụ). Ví dụ người ta lấy khu đại đường (khu tập trung thiết triều - ngày nay gọi là trụ sở chính hay hội trường chính) làm trung tâm thì bốn xung quanh bắt buộc phải áp đặt: PHÍA ĐÔNG: Đông bích đồ thư phủ : Là các viện tàng thư (bảo tàng sách và nơi trưng bày các đồ quý), là phương phòng, lầu, cung của hoàng hậu (thê - vợ) và thái tử (người kế nghiệm) ở, ngoài ra phương này còn bố trí các phòng ốc dành cho các hội nghị cơ mật hoặc nội bộ của nhà vua hoặc nhà chúa, thậm chí có các cung mật thất thoát hiểm để toàn thể gia đình (vua hoặc chúa) có thể lánh nạn binh đao bất thường hoặc các cuộc đảo chính bất ngờ. PHÍA TÂY - Tây viên hàn mặc lâm - Là vườn ngự uyển, trưng bày các cây cảnh quý, các lầu ngắm sao, nghênh gió, tháp xem chiêm tinh, chùa, đền, đàn tế trời đất cùng các hệ thống cầu (cong, vòng, gấp khúc) bắc qua hồ, ao dẫn lộ liên cảnh...cũng là nơi ở của các cung phi (thiếp), nữ tần và các hoàng tử. Với bài trí phía Tây của nhà Chúa đã có câu ca nổi tiếng ở Thăng Long là "Chúa chơi lan, quan chơi cảnh" là thế. PHÍA NAM: Được chỉ định xây dựng các thái miếu, đền thờ nội tộc và cũng là nơi ngự của các thái thượng hoàng (nghỉ hưu) và các bề trên của hoàng đế hoặc nhà chúa đương nhiệm, cảnh trí cho trồng các rừng quế đan xen các tùng bách và các loài cây có ý nghĩa chúc thọ. PHÍA BẮC: Là nơi dành cho thái mẫu (mẹ chúa hoặc vua), có cho trồng các cây hòe và những cây đại thụ có ý nghĩa tạo phúc - cho nên hai phương NAM và BẮC được gọi là phương PHÚC (bắc) và phương THỌ (nam).
Ngoài ra hệ thồng Vương Phủ Trịnh còn có các bốt gác, trại lính thị vệ (cảnh vệ) và các chiến lũy phòng thủ như ta thấy ở làng Bồng Thượng, xã Vĩnh Hùng có địa thế đa lợi đã được người xưa chọn đạt 3 lợi thế : "Gối sơn (núi Báo) đạp thủy (sông Mã), tụ lầu" (nhà ở).
Việc thiết kế quy hoạch không thể căn cứ vào cái "CÒN" và thấy ở ngày nay hoặc ngày xưa theo ước đoán... Muốn hơn thì phải luận để thống nhất các căn cứ rồi xây dựng ý tưởng - theo chúng tôi luận thì lấy kiến trúc Lê - Trịnh làm nền tảng, lấy quy mô Vương Phủ Trịnh ở Thăng Long làm căn cứ, lấy điều kiện ở Vĩnh Hùng làm nơi bảo tồn, bảo tàng hệ thống văn hóa nhà Trịnh vì nó là mảnh đất khởi gốc phát tích, hệ thống linh thiêng (thánh địa) còn nguyên, chiến lược sử dụng khai thác đồng bộ với hệ thống di sản đậm đặc ở Thanh Hóa, tập trung nhiều ở Vĩnh Lộc và Yên Định (chú ý còn rất lâu nữa tại Thăng Long- Hà Nội người ta mới nghĩ đến khôi phục một cung đình có thật của vương triều nào đó như Lý, Trần, Lê, Trịnh đã từng cai trị đất nước suốt 1000 năm để thế giới trông vào - cho nên Hà Nội ngày nay chỉ có phố, không có hoàng cung)...
A - Luận về truyền thống:
Nhà Trịnh đồng song với vua Lê cai trị đất nước hơn 250 năm trong thế ôn hòa không có giặc ngoại xâm, đặc biệt nhà Trịnh còn quan tâm đến sự mở cõi đất nước xuống phía Nam bằng cách tạo ra nội chiến, truyền bá văn hóa chiến lược sâu rộng trước các vùng Đàng trong. Về sau toàn bộ khu vực miền Trung đã trở thành "các sinh hoạt văn hóa cung đình theo nghi thức Thăng Long" - đây là nền tảng cấu thành sự thống nhất đất nước ngày nay (một dải chữ S) là do các hệ thống văn hóa được thống nhất từ ngôn ngữ, tập tục và đời sống xã hội trước đó đã được đồng hóa là "con một nhà" cho cả ba miền Bắc - Trung - Nam. Chỉ ví dụ như thiết chế vương triều Nguyễn (ở Đàng trong) cũng có lục bộ, ngũ viện, thái miếu, đàn Nam giao...có tổ chức các khoa thi hương, đình, hội để tuyển người tài giúp rập đất nước. Các kiến trúc cung đình cũng tương đối y như Thăng Long về quy mô và hình dáng.
Mặt khác, nhà Trịnh trong thế đồng song cai trị cùng triều Lê, dù có bị lịch sử vu cáo, xuyên tạc chỗ này hay chỗ kia thì bằng chứng hiển nhiên là vẫn giữ trọn đạo vua tôi (nhà Trịnh không lật đổ và tiếm quyền nhà Lê), anh em thúc bá (đối đãi với nhau đúng bề trên dưới), họ nội họ ngoại tương đồng tích phúc (phi nội tắc ngoại - đã hòa huyết thống cùng nhau để đảm trách các việc phát triển đất nước). Việc nhân nghĩa cốt ở an dân là cách làm của nhà Trịnh. Cách ấy nằm trong "vô ngôn", không chính sách, văn bản khi các vua Lê và các Chúa Trịnh quy tiên đều dấu danh, không xây cất mộ chí - qua nghiên cứu thấy có 28 hoàng đế nhà Lê và 12 chúa Trịnh đã không để lại một nấm mộ nào cho đến khi theo luật tự nhiên hay cơ trời thì các vua Lê đã phát lộ 6 ngôi, các Chúa Trịnh đã phát lộ 3 ngôi (vì thế mà nhà nước và con cháu ngày nay bắt buộc phải cho xây dựng lăng tẩm như công đức của các Ngài đã thành danh trong lịch sử). điều này luận như thế để lấy "cái cốt khí âm dương linh thiêng" để làm lễ sở cầu thì mới thuận cho các thiết kế, quy hoạch, phục hồi Vương Phủ Trịnh.
B - Luận về "mật cung", thời gian biến đổi lịch sử:
Ý tưởng là phần quan trọng để làm các căn cứ định hình di tích. Trong ý tưởng thiết kế Vương Phủ Trịnh ta nên thấy nó tồn tại gần nửa thế kỷ ở Vĩnh Hùng, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa với đặc thù vừa là hoàng cung (vua ngự), vừa là vương phủ thiết triều nghị sự việc nước của (Thái sư Trịnh Kiểm), vừa là chiến lũy quân sự phục vụ cho chiến đấu với kiến trúc có CÔNG, PHÒNG, ẨN, THOÁT - tức là có tấn công, có phòng ngự, có trú ẩn và có lối thoát. Sau này nhà Trịnh giải phóng được Thăng Long, thành công thiết chế cai trị thì coi Vĩnh Hùng là một trong những di tích được bảo tồn và gọi là Vương Phủ Trịnh. Vương Phủ này tồn tại đến khi bị các phe đối kháng phá hoại hoàn toàn từ trước và sau những năm 1789. Sự còn lại của Vương Phủ Trịnh chỉ là khu nhà bếp của một đội cụm lính cấm vệ (tục truyền khi quân Tây Sơn đánh phá Vương Phủ Trịnh, người ta chỉ kịp dỡ đồ gỗ của vài gian bếp dấu xuống ao, sau vớt lên dùng lại với tính chất sử dụng là "kho chứa" vật liệu, lâu ngày nhà Nguyễn cho chỉnh sửa chút ít để làm nơi hương hỏa cho nhà Trịnh đến ngày nay). Việc này không thể coi "cái gian bếp kia" là di tích bất di bất dịch theo luật di sản hiện tại - thời nay chúng ta mới có cơ hội phục chế theo nguyên bản Vương Phủ Trịnh, rất cần thiết có hội thảo để khai thác ý tưởng quy hoạch nguyên bản hợp nhất Thăng Long - Vĩnh Hùng và Vạn Lại để có các căn cứ tôn tạo di tích này nhằm duy trì văn hóa lịch sử và phát triển trong di sản truyền thống..
C- Luận về nhận thức hiện đại với các di sản truyền thống:
Ở thời hiện đại có cách nhìn khác người xưa là không cục bộ theo tri thức tự hào kiểu làng, xã mà tự hào trong công cuộc thời đại. Việc này được chúng minh một ngôi chùa làng xưa chỉ do người làng ấy công đức mà thành (tất nhiên có kinh phí nhà nước), nhưng một ngôi chùa làng ngày nay nếu là địa phương có ảnh hưởng lớn trong xã hội thì các thành phần xã hội đồng tham gia công đức để tạo thành. Như vậy là ý nghĩa của di tích được coi là di sản quý báu của đất nước và dân tộc, nó không dừng ở lĩnh vực di tích lưu bản mà là di sản mở rộng ở tầm quốc gia hay quốc tế.
III - Ý TƯỞNG:
Suy luận về nguyên bản Vương Phủ Trịnh có thể còn gọi là Hành Cung Bồng Thượng, là hệ thống cung phủ tuy "dã chiến" trong khoảng 50 năm do 2 đời chúa Trịnh Kiểm và chúa Trịnh Tùng cho làm trong lúc vừa chiến đấu vừa xây dựng từ khoảng những năm 1554 cho đến 1592 thì giải phóng Thăng Long, Vương Phủ và Cung đình lại chuyển về Thăng Long. Nên hiểu Hành Cung Bồng Thượng là nơi dành cho vua Lê thiết triều lãnh đạo chiến đấu nên dù thế nào thì : hệ thống quy hoạch phải có đủ bộ tòa lầu tháp mái, cung nội cung ngoại, trạm, điếm lính canh, tiền đường, đại đường, trung đường, hậu đường, tả đường, hữu đường theo thế trục "tung và hoành" với 4 phương chính Đông, Tây, Nam và Bắc - chú ý các hoàng cung (hay trụ sở) quan chế từ cấp tỉnh lên cung đình trung ương đều làm hướng chính phương, không làm theo phương duy (Đông Bắc, Tây Bắc; Đông Nam và Tây Nam).
Khu Vương Phủ Trịnh (tạm gọi như thế) thực chất từ ban đầu nó vẫn là kiểu xây dựng hành cung thiết triều cho vua Lê ngự để điều thế sự theo kiểu dã chiến - Tội gì Thái sư Trịnh Kiểm cho xây dựng Phủ riêng cho mình ở thởi điểm đó (chức vụ lúc đó của ông chỉ đứng sau vua) trong khi vua Lê vẫn đang ngồi nguyên ngai cai trị? Nhưng hành cung này do dựng lên ở quê hương nhà Chúa nên (về sau đã có hội nghị nào đó tính từ chúa Trịnh Tùng) cho "chỉnh lý di tích" và gọi Hành Cung vua Lê ở Bồng Thượng thành Vương Phủ Trịnh để ghi nhớ "thời kháng chiến". Tất nhiên chúng ta đều thấy tại Thanh Hóa có những tận 3 hành cung hoàng triều Trung hưng là Vạn Lại, Vĩnh Hùng và ...Các hành cung này đều là "Hành cũng dã chiến" dù nó không thể đây đủ như quy mô của các Cung đình hay Vương Phủ Trịnh tại Thăng Long, nhưng nó phải đủ cả lục bộ, tứ trụ
A - KHU VƯƠNG PHỦ TRỊNH
Căn cứ vào các Vương Phủ Trịnh, hoặc hành cung, hay đền thờ có quy mô liên quan đến tế lễ cấp nhà nước xưa với các quy mô khác nhau như ở Thăng Long (gồm hành cung chính ở làng Khánh Thụy và làng Tả Vọng (tức các phố Hàng Khay, bà Triệu, Quang Trung, Lê Văn Hưu và Trần Hưng Đạo); Hành cung Cổ Bi; Hành cung Phủ Tây Hồ), ở Thanh Hóa (gồm hành cung Vạn Lại, Vương Phủ Bồng Thượng, Vĩnh Hùng, hành cung Yên Trường, Nghệ An); hành cung ở Thái Bình (có Đông Hưng); đền Lê ở Hà Tây cũ có Lại Thượng (Thạch Thất) và hành cung ở núi Dục Thúy, Ninh Bình.
B - KHU ĐỀN THỜ
Khu đền thờ Nhà Chúa trong Vương Phủ Trịnh : Phía Nam có Thái Miếu và các ngôi đền thờ tướng quân có công báo quốc; Phía Tây có chùa thờ Phật và các tháp trấn yểm; Phía Đông có Bảo tàng nhà Trịnh, trưng bày đồ quý; Phía Bắc có đền thờ các Mẫu truyền thống theo tín ngưỡng Việt.
C- TỔNG KHU BẢO TỒN BẢO TÀNG
Tổng khu bảo tồn bảo tàng sẽ được phục dựng các hiện vật tiêu biểu của nhà chúa (các chúa, các hoàng thân quốc thích có công, các chính sách và văn bản liên quan cai trị, các hệ thống sách, đồ vật, các di sản, lai lịch đặc thù và các công trình cá nhân của danh nhân văn hóa và các chiến tướng lịch sử trong thời Lê - Trịnh đều được phục dựng, trưng bày...
IV - CÁCH THỨC THỰC HIỆN THIẾT KẾ:
A - VỚI PHONG THỦY
Phong thủy là môn khoa học Dịch đã được chứng minh qua thiên cơ, địa trạch, thời tiết và quy luật sinh tồn, tận diệt của con người bằng bề dày kinh nghiệm và tích lũy các hiện tượng...cho nên mỗi ngôi lầu, phòng, đền, chùa (trong Vương Phủ) đều phải xây dựng các đề án phong thủy chính xác như chính các đặc thù của sự phận loại kiến trúc - ví dụ như phòng Thái thượng hoàng, phong nhà vua, phòng hoàng hậu...(là các chính ngôi) thi buộc phải phân kim theo chính phương (là chính đông, chính tây...), còn các lầu, đền, nhà nơi khác có thể tuy theo phương duy (đông bắc, tây nam...) mà ấn định cho đặc thù tác dụng của nơi ở, nơi chơi, nơi làm việc...đây là các việc hết sức thận trọng để đảm bảo sự tồn tại lâu dài về sau...(có những điều chưa thể nói hoặc ghi chép vào đây, khi các hạng mục được tiến hành thi công thì sự xuất hiện của kiến trúc sẽ được bổ trợ các ứng dụng này...
B - VỚI LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
Như đã nói ở trên là chúng ta được quyền lựa chọn đề tài là tham khảo và học hỏi các đặc thù của nhà chúa ở thời Lê Trung Hưng, sau đó căn lại các ý tưởng khả thi và khả thi chậm để ưu tiên cho tổng thể hình thành, khi thực thi sẽ tổ chức khánh thành từng bước (1, 2, 3...). Nên nhớ các thực hiện là điều khời đầu nan - khó vì các tranh chấp ý tưởng, các điều kiện kinh phí chưa nhiều và các tác động tiêu cực khách quan...nên cái cần làm trước sẽ được lựa chọn và chứng minh, dẫn dắt cho thành công của cái được làm sau...gợi ý ở đây là sẽ tổ chức thiết kế và thi công tòa đại đường trước để có cài thế phong thủy gốc lấy làm nền tảng phát triển và nâng đỡ cho các cái sau (như cành, nhánh của thân cây đã được tạo gốc - gợi ý khác là mỗi tiến độ thì công nếu mắc mớ đâu thì tổ chức hội thảo và trưng cầu ý kiến đấy)...
C - VỚI QUY CHUẨN KIẾN TRÚC
Các quy chuẩn kiến trúc rất cần thiết sử dụng chất liệu theo truyền thống như cái gì cần gỗ thì phải dùng gỗ tốt, cái gì cần đá thì nên dùng đá quý...tất cả đồng thống nhất cách trang trí lựa chọn tinh hoa nhất ở thời mỹ thuật và văn hóa Lê - Trịnh.
+ NGOẠI CẢNH:
Như đã nói ở trên, các cấu trúc ngoại cảnh đều phải tuân thủ theo quy định thiết kế cung đình ngày xưa là phía Đông là tòa lầu nào với xung quanh là cây cối, cảnh sắc ra sao...? Tất cả hệ thống ngoại cảnh khi vào cụ thể sẽ có đề án quy hoạch chi tiết liên quan đến khoa học và kiến trúc phong thủy.
+ NỘI THẤT:
Đặt ra các cách trưng bày nội thất theo truyền thống cung đình như loại ghế ngự triều của nhà chúa và các quan lại. Loại giường ngủ như câu ví ngàn xưa là "Giường thất bảo, màn bát tiên" là biểu hiện cho đẳng cấp văn hóa cung đình, không nên ví là "các ăn chơi xa xỉ" khi đất nước còn đói nghèo. Rất may ở thời đại ngày nay từ người thường cho đến các đại gia đều biết rõ các tay chơi "khủng" đều có các đồ vô giá hơn cả cung đình. Vấn đề đặt ra là các đồ vật nội thất của Vương Phủ Trịnh phải đúng với sự sang trọng cung đình và nền văn hóa Lê-Trịnh.
Chú ý các thiết kế kiến trúc đều phái khớp được ý đồ trưng bày nội thất Vương Phủ Trịnh để tranh bất cập về sau.
D - VỚI QUY CHUẨN VĂN HÓA
Quy chuẩn văn hóa được áp đặt cho từng nội dung, hạng mục công việc theo nguyên tắc trang trí mỹ thuật đúng thời Lê-Trịnh. Nó được nói theo sự rõ nghĩa là đủ và vừa cho các thành phần và chất liệu phục chế của văn hóa Lê-Trịnh.
V - KẾT LUẬN:
1. Vương Phủ Trịnh kiêm Bảo tàng Trịnh là cơ sở vừa bảo tồn di sản, vừa đáp ứng nghi thức lễ nghi, tham quan và giáo dục mọi thời đại ghi nhớ một giai đoạn văn hóa lịch sử đã qua.
2. Về Tâm linh sẽ đáp ứng sự linh thiêng cho đất nước và tình đoàn kết nhân dân, trong họ, tăng thêm niềm tự hào về ông cha và dân tộc.
3. Về xã hội sẽ góp phần phát triển cho nền kinh tết du lịch, lữ hành cho tỉnh Thanh Hóa và góp phần tổng định lượng, định hình giá trị di sản văn hóa lịch sử toàn quốc trong tương lai.
HỘI ĐỒNG DI SẢN HỌ TRỊNH VIỆT NAM