DANH TƯỚNG TRỊNH KHẮC PHỤC QUA SỬ SÁCH VÀ GIA PHẢ
Trịnh Duy Tuân *, Lê Hồng Phong**
Lê triều Khai quốc Công thần - Thượng đẳng thần - Đại vương Trịnh Khắc Phục không chỉ là một vị Thủy tổ của riêng dòng tộc, một danh nhân tiêu biểu của Đại tộc Trịnh Việt Nam mà còn là một nhân vật lịch sử của Việt Nam. Thông qua chính sử và gia phả, sắc phong, qua các di lích lịch sử -văn hóa liên quan mà nhà nước đã công nhận, bước đầu chúng tôi muốn giới thiệu khái quát về nhân vật lỗi lạc này với dòng tộc, với Đại tộc Trịnh, với bạn bè và những người quan tâm đến lịch sử nước nhà.
1. Về một số cuốn giả phả chữ Hán hiện còn của dòng tộc Trịnh Khắc Phục
Theo Giáo sư Trịnh Bỉnh Di, “Dòng họ của Ngọc Sơn hầu Trịnh Khắc Phục có từ khoảng năm 1220, cuối triều Lý. Đây là dòng họ có gia phả sớm nhất của họ Trịnh nước ta, đã ghi chép đầy đủ và liên tục từ đầu đến nay”([1]).
Quả đúng như vậy, gia phả dòng cụ Trịnh Khắc Phục chép từ cụ Khởi Tổ sống vào cuối đời nhà Lý, đầu đời nhà Trần, làm quan, được phong tước Hầu. Hậu duệ đời thứ 5 của cụ Khởi Tổ là bà Trịnh Thị Ngọc Thương sinh ra Lê Lợi – người sáng nghiệp vương triều Hậu Lê, một vương triều tồn tại lâu dài nhất trong lịch sử các vương triều ở Việt Nam. Hậu duệ đời thứ 7 của cụ Khởi Tổ là cụ Trịnh Khắc Phục được gọi là Thủy Tổ. Vì là một dòng họ thế tập làm quan từ lâu đời, sau đó nhiều lần trở thành Quốc thích (họ ngoại của vua) triều Hậu Lê nên dòng họ Trịnh Khắc Phục hội tụ nhiều yếu tố, có khá đầy đủ điều kiện để lập gia phả từ rất sớm, lưu giữ được gia phả và tục biên cho đến tận ngày nay.
Cũng do có phả từ lâu đời nên số lượng con cháu được ghi lại rất nhiều và phát tán trên một vùng rộng lớn. Vì vậy, dòng Trịnh Khắc Phục có nhiều bản gia phả. Con cháu cụ Phục ở thôn Vân Đô, xã Đông Minh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa (chi trưởng) đang
giữ một số gia phả bằng Hán văn và Việt văn. Tuy nhiên, đây chưa phải là một tập hợp đầy đủ gia phả con cháu đời sau của cụ.
Số gia phả đó có thể chia thành 3 nhóm và gọi tên như sau:
- Gia phả số 1 (viết tắt GP1) ([2]): Là gia phả của chi trưởng (thôn Vân Đô), xã Đông Minh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
- Gia phả số 2 (viết tắt GP2) ([3]): Là gia phả của chi thứ 4. Tiền nhân của chi này có nhiều công lao nên được ban đất ở Khổng Tào (nay là xã Thọ Bình, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa) để sinh cơ lập nghiệp. Thời gian vật đổi sao dời, hiện ở Khổng Tào gần như không còn gia đình họ Trịnh nào thuộc chi này. Hậu duệ của cụ Tổ Chi có một nhánh chuyển cư đến thôn Đoàn Tùng (tên cũ: làng Thông), xã Đoàn Tùng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.
- Gia phả số 3 (viết tắt GP3)([4]): Là gia phả của chi thứ 7,
huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh.
Dòng họ cụ Trịnh Khắc Phục chắc chắn còn nhiều bản gia phả nữa (vì cụ có tới 8 người con trai) nhưng do không gian, đặc biệt là thời gian nên chưa thể tập hợp được. Và chắc chắn cũng không thể tập hợp được đầy đủ, dù chỉ là tương đối. Những cuốn gia phả chúng tôi có trong tay chỉ là một phần rất nhỏ.
* Trường THPT Đông Sơn 1, Đông Sơn, Thanh Hóa/ This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
**Trường Đại học Đà Lạt, Lâm Đồng/ This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
([1]) Trịnh Bỉnh Di, Dòng họ Trịnh ở Thủy Chú -Vân Đô, họ ngoại Lê Thái Tổ, Trang Web: Hội đồng họ Trịnh phía Nam.
([2]) Người dịch cuốn này là ông ông Lê Đình Trác (người làng Mơ, xã Quỳnh Lương, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An), vốn là ông Đồ dạy chữ Nho từ trước 1945, sau này dạy học tại trường phổ thông cấp 3 Quỳnh Lưu. Ông là con rể của dòng họ Trịnh tại Vân Đô, Đông Minh, Đông Sơn, Thanh Hóa.
([3]) Cuốn này hiện đang lưu giữ tại Viện Hán Nôm, mang kí hiệu A.3128, có đóng dấu từ thời Pháp thuộc, đã được dịch sang tiêng Việt. Người dịch là ông Nguyễn Hữu Mùi, cán bộ Viện Nghiên cứu Hán Nôm; người hiệu đính là ông Nguyễn Tá Nhí, cán bộ Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Văn bản dịch được ông Vũ Xuân Hiển - Trưởng phòng Hành chính Tổng hợp thừa lệnh Viện trưởng kí, đóng dấu xác nhận.
([4]) Cuốn này hiện đang lưu tại chi Trịnh Như Sơn – con trai thứ 7 của Trịnh Khắc Phục tại Hoa Duệ (Nghệ An) nay là Đức Hương, Vũ Quang, Hà Tĩnh. Văn bản do Nguyễn Thanh Hòai (Trường Đại học Đà Lạt) sơ dịch, Tiến sĩ Lê Hồng Phong hiệu đính và chú thích.
Còn tiếp...... (Download tài liệu tại đây)