22 Tháng 12 2024

Khi nào cần uống thuốc kháng sinh và khi nào không?

Theo bác sĩ Amanda Helberg thuộc Bệnh viện Scott& White Lago Vista, Texas thì “nghiên cứu cho thấy nhiều bệnh nhiễm khuẩn thông thuờng không cần tới thuốc kháng sinh (antibiotics). Sự lạm dụng thuốc kháng sinh đã dẫn tới những siêu khuẩn (superbugs) và ngày nay tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn đang trên đà gia tăng”
 
Theo một báo cáo đăng trên tạp chí American Medical Association thì các bác sĩ đã kê thuốc kháng sinh cho khoảng 70 phần trăm các ca viêm phế quản cấp tính (acute bronchitis), mặc dầu bằng chứng thâu lượm được trong nhiều thập niên chứng tỏ thuốc này không có hiêu lực đối với các loại bệnh về đường hô hấp.
 
Bác sĩ Michael Barnett và Bác sĩ Jeffery Linder thuộc Bệnh viện Brigham and Women’s Hospital , Boston viết “ Măc dầu những bằng chứng hiển nhiên, các hướng dẩn, và hơn 15năm nỗ lực giảng dạy là tỉ lệ kê thuốc kháng sinh cần được giảm xuống bằng không—các bác sĩ vẫn tiếp tục kê toa những thuốc kháng sinh có hoạt phổ rộng và đắt tiền (expensice broad- spectrum antibiotics)
 
Vì vậy bạn nên biết nhưng bệnh thông thuờng nào cần tới hoặc không cần tới thuốc kháng sinh

 
Cảm lạnh và cúm ( Cold and flu)
 
Bệnh nhiễm khuẩn ở phần trên của hệ hô hấp—thông thuờng được gọi là cảm lạnh hay cúm—do vi-rút gây ra. Thế mà thuốc kháng sinh chỉ diệt được vi khuẩn (bacteria) nên bác sĩ John Joseph thuộc Scott & White Killeen Clinic, Texas cho biết “ Thuốc kháng sinh không cần tới cho cảm lạnh và cúm mà cũng chẵng đem lại lợi ích gì”
 
Cơ Quan Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật (CDC) cho biết cách tốt nhất để phòng chống bệnh cúm là chích ngừa mỗi năm. Nếu bạn đã chích ngừa mà bị cúm thì bạn hãy yêu cầu bác sĩ kê cho bạn thuốc chống vi-rút [ Tamiflu® (oseltamivir) hay Relenza® (zanamivir) ] để chóng được hồi phục. Cảm lạnh thuờng kéo dài 7 tới 10 ngày; bạn chỉ cần nghỉ ngơi và uống nhiều chất lỏng lả sẽ khỏi. Đễ giàm nhẹ bớt các triệu chứng cảm lạnh bạn có thễ mua thuốc bán tư do mà dùng

 
Viêm phế quản(Bronchitis)
 
Trong báo cáo nói trên, bác sĩ Joseph cho biết bệnh viêm phổi xẩy ra cho những thành niên khoẻ manh không cần trị bẳng thuốc kháng sinh (vì do vi-rút gây ra)
 
Tuy nhiên cũng có ngoai lệ: những bệnh nhân có những yếu tố phức tạp như bệnh tràn khí (emphysema) hoặc bệnh tằc phổi mạn tính (COPD) có thể cần uống thuốc kháng sinh ,bởi vì các bệnh nhân này dễ bị nhiểm khuẩn thứ cấp do vi khuẩn (secondary bacterial infection)

 
Nhiễm khuẫn tai (Ear infections).
 
Nhiễm khuẫn tai có thể là do vi-rút hoặc vi khuẩn, và theo bác sĩ Joseph cách duy nhất đễ xác định rõ nguyên nhân là chọc màng nhĩ và lấy dịch chất đem cấy (culture). Tuy nhiên , tại Hoa kỳ hẩu hết các bác sĩ đều trị thẳng nhiểm khuẫn tai bằng thuốc kháng sinh
 
Mặt khác một số bác sĩ khuyến cáo là trước hết nên chờ xem bệnh có tự khỏi không, nhưng nhiều bác sị khác lại cho rẳng làm như vậy vi khuẩn có thể gây hại nhiều hơn

 
Viêm phổi (Pneumonia)
 
Viêm phổi có thể được gây ra bởi vi khuẩn(bacteria), vi-rút (virus) hay nấm (fungi). Nếu do vi khuẩn thì có thễ dùng thuốc kháng sinh, còn nếu do vi-rút thì phải dùng thuốc chống vi- rút (antiviral medications)

 
Nhim khun xoang mủi ( Sinus Infection)
 
Bệnh viêm xoang mũi (sinusitis) cũng có thể là do vi khuẩn, vi rút hay nấm, hoặc do dị ứng. Theo bác Joseph thì phần lớn các nhim khuẫn xoang là do vi- rút nên không cần tới thuốc kháng sinh.
 
Tuy nhiên cũng có nhng ngoại lệ. Bác sĩ có th kê thuốc kháng sinh nếu bệnh nhân có những triệu chứng nghiêm trọng bao gồm sốt kèm theo chảy nuớc mũi và ho có đờm. Thuốc kháng sinh cũng cần tới nếu bệnh nhân đã khỏi bệnh nhưng sau vài ngày các triệu chứng lại tái xuất hiện hoc nếu bệnh kéo dài hơn một tuần lệ

 
Viêm họng liên cầu khuẩn( Strep throat)
 
 
 
Viêm họng liên cầu khuẩn (streptococcal sore throat) do vi khuẩn gây ra nên cn được tri bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên chỉ một số ít viêm họng (sore throat) thật sự là viêm họng liên cầu khuẩn (strep throat)nên bác sĩ cần phải chẩn đoán cn thận và gởi bệnh nhân đi làm th nghiệm

 
Tóm lại
 
Mỗi khi ngả bệnh bạn cần đi gp bác sĩ. Bạn đừng bao giờ uống thuốc còn dư lại từkỳ bệnh trước, không nên chia sẻ thuốc kháng sinh với người khác và không được uống thuốc kháng sinh khi bệnh do vi-rút gây ra
 
When you need antibiotics -- and when you don't- Jacque Wilson, CNN-May 21, 2014
 
 
 
Ghi chú
 
Sự khác biệt giữa vi-rút và vi khuẩn (bacterium)
 
Vì vi khuẫn (bacteria) và vi-rut (virus) gây ra nhiểu bệnh quen thuộc với chúng ta nên nhiều người hay lẩm lận chúng với nhau. Thật ra vi-r út khác với vi khuẫn như con cá vàng khác với con hươu cao cổ
 
Trước tiên là sự khác biệt to lớn về kích cỡ : vi-rút lớn nhất chỉ to bằng vi khuẩn nhỏ nhất
 
 
 
Khác biệt thứ hai là cấu trúc: vi khuẩn phức tạp hơn nhiểu so với vi-rút.
 
Một vi khuẩn điển hình có một tuờng thành tế bào cứng (cell wall) và một màng tế bào giống như cao su mỏng ( cell membrane) bao quanh dich chất cytoplasm ỡ bên trong . Vi khuẩn có đủ các thông tin di truyển cẩn thiết đễ tự sao chép (copy itself) --tức DNA-- ở trong một cấu trúc gọi là chromosome. Ngoài ra trôi nổi bên trong cytoplasm còn có thêm những đoạn DNA tự do gọi là plasmid. Vi khuẩn còn có những ribosome , một công cụ cần thiết cho sự sao chép DNA để giúp vi khuẫn có thể sinh sản(reproduce). Một số vi khuẩn còn có những cấu trúc giống như sợi chỉ gọi là flagella giúp vi khuận di chuyển-
 
 
 
Môt vi-rút có thể có hoặc không có lớp ngoài cùng có gai (outermost spiky layer) gọi là vỏ bọc (envelope). Tất cả các vi-rút đểu có một lớp phủ protein( protein coat) và một cốt lõi (core) gổm vật liệu di truyền DNA hoặc RNA
 
Khác biệt chính giữa vi-rút và vi khuẩn là cách sinh sản cũa chúng (reproduction). Vi khuẩn có bản đồ thiết kế di truyến (blueprint) và tất cả các dụng cụ cẩn thiết (ribosomes, protein,…) để tự sao chép.
 
 
 
Trái lại vi-rút chỉ chứa một bản đồ thiết kế di truyền không đầy đủ và không có các dụng cụ cần thiết đễ tự sao chép, Vì vậy vi-rút phải xâm nhập vào các tế bào khác đễ “đánh cắp" các công cụ của những tế bào này mà nó cần để tự sao chép . Vi-rút xâm nhập bằng cách bám vào tế bào đễ rồi chích gen của nó vào trong tế bào hoặc để cho tế bào “nuốt” nó vào trong.
 
 
--------------------------
 
Những điều nên và không nên trong sử dụng kháng sinh
 
 
Cơ thể ta có một hệ thống miễn dịch (gồm các tế bào bạch cầu, kháng thể…) luôn sẵn sàng chống trả, tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh xâm nhập. Khi các vi sinh vật gây bệnh xâm nhập và phát triển quá nhanh, quá nhiều, vượt khỏi sự kiểm soát của hệ thống miễn dịch, sẽ làm ta mắc bệnh nhiễm trùng.
 
Có 2 loại vi sinh vật gây bệnh phổ biến là siêu vi (virus) và vi khuẩn. (bacteria) Khi mắc bệnh nhiễm trùng, ta phải dùng kháng sinh để điều trị, nhưng kháng sinh chỉ có tác dụng trị những bệnh nhiễm do vi khuẩn chứ đa phần không trị được bệnh nhiễm do virus. Khi sử dụng kháng sinh, chúng ta nên lưu ý một số vấn đề nhằm phát huy tác dụng cao nhất của thuốc.
 
 ới dây là những vấn đề người sử dụng kháng sinh cần biết
 
 Kháng sinh là loại thuốc gì?
 
Kháng sinh là những hợp chất trước đây có nguồn gốc thiên nhiên (tức được ly trích từ các vi sinh vật như vi nấm), và nay được tổng hợp, có tác dụng ức chế sự phát triển hoặc tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh. Kháng sinh có tác dụng rất tốt nếu được sử dụng đúng theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Còn nếu sử dụng không đúng, có thể sẽ gây nhiều tác hại khôn lường.
 
 Các nhóm thuốc kháng sinh
 
Nhóm β lactam các penicilin: Penicilin,Methicilin,Ampicilline, Amoxicilline, Cloxacilline, Sultamicillin, Piperacilline, Imipenem
Nhóm β lactam các cephalosporin:
Thế hệ 1: Cefadroxil, Cephalexin, Cefalothin, Cephazolin
Thế hệ 2: Cefaclor
Thế hệ 3: Cefixime, Ceftriaxone, Cefuroxime, Cefixime, Ceftazidime, Cefotaxime, Cefpodoxime
Nhóm tetracyclin: Tetracycline, Doxycyline, Clotetracyclin, Oxytetracyclin, Minocyclin, hexacyclin.
Nhóm aminosid
Amikacin, Tobramycin, Neomycin, Gentamycin, Kanamycin, Streptomycin.
Nhóm macrolid:Azithromycin, Roxithromycin, Erythromycin, rovamycin, Clarithromycin, Spiramycin,
Nhóm lincosamid:Lincomycin, Clindamycin
Nhóm quinolon:Acid nalidixic, lomefloxacin, ciprofloxacin, norfloxacin, ofloxacin, levofloxacin, Gatifloxacin, Moxifloxacin,Pefloxacin, Sparfloxacin,
Nhóm 5- nitro- imidazol: Clotrimazole, Metronidazole, Tinidazole, Secnidazole, Miconazole, ornidazole.
Nhóm sulfamid:Sulfaguanidin, Sulfamethoxazol, Sulfadiazin, Sulfasalazin
 
 
Kháng sinh có tác dụng như thế nào?
 
 
Kháng sinh chống lại vi khuẩn bằng cách làm hư hại thành phần cấu tạo của chúng như lớp vỏ bảo vệ, màng trao đổi chất v.v... Tuy nhiên, trong phương diện điều trị, người ta quan tâm đến hai loại tác dụng:tác dụng diệt khuẩn và tác dụng kìm khuẩn (kìm khuẩn có khi còn được gọi là hãm khuẩn, trụ khuẩn, tĩnh khuẩn).
 
 Kháng sinh diệt khuẩn có tác dụng giết chết vi khuẩn, còn kháng sinh kìm khuẩn chỉ làm cho vi khuẩn ngưng phát triển, không sinh sản chứ không bị tiêu diệt.
 
Kháng sinh kìm khuẩn được dùng khi cơ thể người bệnh còn sức đề kháng, hệ thống miễn dịch còn đủ mạnh để tiêu diệt vi khuẩn đã bị thuốc làm cho yếu đi. Nếu cơ thể người bệnh quá yếu, bắt buộc phải dùng các loại kháng sinh diệt khuẩn. Chỉ có thầy thuốc mới biết kháng sinh nào là diệt khuẩn và kháng sinh nào là kìm khuẩn, cũng như việc dùng mỗi loại trong từng trường hợp cụ thể.
 
Những loại nhiễm trùng nảo cần dùng kháng sinh
 
 Như đã trình bày, kháng sinh chỉ được dùng để điều trị bệnh nhiễm khuẩn chứ không trị được những bệnh nhiễm virus (như cảm cúm). Các bệnh nhiễm khuẩn thường gặp là viêm nhiễm tai mũi họng (như viêm xoang, viêm tai giữa), viêm nhiễm đường hô hấp (viêm phế quản, viêm phổi), viêm đường tiết niệu, nhiễm trùng da v.v..
 
.Kháng sinh có thể gây tác dụng phụ
 
Các tác dụng phụ do kháng sinh gây ra có thể chia làm 3 loại:
 
 - Dị ứng: Nhẹ là nổi mề đay, ban đỏ, ngứa. Nặng có thể dẫn đến sốc phản vệ gây tử vong.
 
 - Nhiễm độc các cơ quan: Như gây độc đối với gan, thận (Tetracyclin, Sulfamid), các tế bào máu (Cloramphenicol), thần kinh thính giác (Streptomycin, Gentamycin), xương răng (Tetracyclin làm hại răng trẻ em)...
 
 - Loạn khuẩn đường ruột dẫn đến tiêu chảy: Đây là tác dụng phụ thường gặp, đối với trẻ có thể gây mất nước nghiêm trọng, hoặc thiếu vitamin do tiêu chảy bởi kháng sinh.
 
 
Hiện tượng đề kháng kháng sinh
 
 
Đề kháng kháng sinh là tình trạng do sử dụng kháng sinh không đúng (dùng không đủ liều, không đủ thời gian) nên không tiêu diệt được hoàn toàn vi khuẩn, một số còn sống sót sẽ có khả năng đề kháng lại kháng sinh đã sử dụng, do đó kháng sinh đã sử dụng sẽ không còn tác dụng ở những lần điều trị sau
 
Nên sử dụng kháng sinh theo sự chỉ định của bác sĩ điều trị
 
Đặc biệt đối với trẻ em, khi nghi ngờ trẻ bị bệnh do nhiễm khuẩn, nên đưa trẻ đến bác sĩ để được khám và chỉ định thuốc. Chỉ có bác sĩ mới biết rõ khi nào cần sử dụng kháng sinh, chọn lựa loại gì và hướng dẫn dùng đúng thuốc, đúng cách, đủ liều, đủ thời gian. Nên lưu ý để tránh hiện tượng đề kháng kháng sinh đã nêu trên, phải dùng thuốc đúng liều lượng và đủ thời gian như bác sĩ đã chỉ định.
 
 
Những điều cần tránh
 
 
Không nên tự ý sử dụng kháng sinh
 
Xin được nhắc lại, chỉ có bác sĩ điều trị mới có đủ thẩm quyền xác định loại bệnh nhiễm và loại kháng sinh điều trị thích hợp.
 
Không nên ngưng sử dụng kháng sinh nửa chừng hoặc sử dung kéo dài
 
Thông thường, một số kháng sinh dùng đủ liều cho cả đợt điều trị phải mất từ 7-10 ngày, thậm chí có thể kéo dài hơn tùy theo loại bệnh và tiến triển bệnh. Ta phải theo đúng chỉ định dùng thuốc, tức là dùng đúng liều, đủ thời gian theo đơn thuốc của bác sĩ. Đừng vì thấy bệnh có vẻ đỡ mà ngưng dùng thuốc, sẽ làm vi khuẩn không bị tiêu diệt hết trỗi dậy, vừa gây hại cho chính bản thân do bệnh tái phát, vừa ảnh hưởng đến cộng đồng vì làm gia tăng sự đề kháng kháng sinh. Còn nếu sử dụng kéo dài có thể dẫn đến những tai biến nguy hiểm.
 
 
Không nên dùng lại kháng sinh đã dùng còn thừa
 
Rất nhiều kháng sinh quá hạn dùng có độc tính rất cao (như Tetracyclin gây độc cho thận).
 
 Không nên chỉ người khác sử dụng kháng sinh khi thấy bệnh na ná giống mình
 
Bởi vì triệu chứng bệnh có vẻ giống nhưng nguyên nhân gây bệnh có thể khác nhau. Chẳng hạn như sốt không phải là triệu chứng của mọi bệnh nhiễm khuẩn. Hơn nữa, một kháng sinh có thể thích hợp cho người này nhưng lại không thích hợp, thậm chí còn gây tai biến nặng nề cho người khác.

Để lại một bình luận

Gõ tiếng Việt có dấu khi tham gia bình luận. Bình luận của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng!

Hỗ trợ trực tuyến

Mr.Trịnh Đức

ĐT: 090.7707671

Skype Me™!

Mr.Trịnh Tứ

ĐT: 090.8340877

Skype Me™!

You need Flash player 6+ and JavaScript enabled to view this video.

Bình chọn trực tuyến

Bạn biết đến website hotrinhphia.com qua?

Hội thảo - 0%
Bạn bè - 25%
Truyền hình - 25%
Internet - 37.5%
Các nguồn khác - 12.5%

Tổng số phiếu: 8
The voting for this poll has ended on: Tháng 7 21, 2013